Chuyển đổi nghề cho cư dân ven biển: Bài toán chưa có giải đáp

Rõ ràng, ai cũng biết rằng việc vi phạm nguồn lợi thuỷ sản ven bờ không phải là vì người dân thiếu hiểu biết, mà đa phần do cuộc sống quá khó khăn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ngành, nghề giúp người dân ổn định cuộc sống lại không thể thực hiện được do quá nhiều nguyên nhân…

Đánh bắt thủy sản
Người dân giăng bắt các loài thuỷ sản ở bãi bồi Mũi Cà Mau. Ảnh: THANH CHI

Anh Huỳnh Hoàng Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, bức xúc: “Tập trung trên tuyến đê biển Tây có hơn 500 hộ dân sinh sống, đa số là hộ nghèo, sống bám vào nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Mặc dù bản thân họ đều nhận thức rõ rằng việc khai thác gần bờ là phạm pháp.

Tuy nhiên, ngoài nghề khai thác biển thì họ không còn nghề nào khác. Chính quyền địa phương cũng quyết tâm lắm trong vận động họ chuyển đổi nghề, nhưng mọi cố gắng cũng chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền vận động. Vấn đề vẫn là họ không có vốn để chuyển sang một nghề khác”.

Chị Nguyễn Ánh Tuyết, vợ của Trưởng ấp 1, xã Khánh Hội, là một trong những phụ nữ có nhiều quyết tâm trong chuyển đổi nghề.
Chị Tuyết bộc bạch: “Nhiều khi chúng tôi cũng thấy ngại khi chồng là trưởng ấp nhưng gia đình lại sống bằng nghề đánh lưới 3 màng ven bờ. Nhưng biết làm gì hơn, đó là nghề cha truyền con nối đã hơn 10 năm nay rồi.

Nếu không làm nghề này, chẳng lẽ để gia đình rơi vào hộ nghèo, con cái thất học, gánh nặng cho địa phương… Thử hỏi cái nào tệ hơn?”.

Trong chuyến làm việc với Sở NN&PTNT vào đầu năm 2012, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình nhấn mạnh: “Ngành thuỷ sản cần khẩn trương khảo sát hiện trạng những người làm nghề khai thác thuỷ sản vùng biển ven bờ để có phương án chuyển đổi ngành nghề phù hợp đối với các đối tượng này”.

Tuy nhiên, từ sau đợt làm việc đó đến nay cũng đã hơn 1 năm, nhưng tình hình vẫn không khá hơn chút nào, nghĩa là ngành chức năng và địa phương sở tại vẫn chưa tìm ra hướng tháo gỡ những khó khăn này.

Anh Đỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, cho biết: “Hiện chi cục đang làm đề án chuyển đổi nghề cho cư dân ven biển tỉnh Cà Mau để trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Tuy nhiên, vì đây là một đề án lớn, cần nguồn kinh phí lớn nên không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Và có thể lộ trình đến năm 2020 mới bắt đầu triển khai”.

Không biết “đề án lớn” này đến khi nào mới được trình đến UBND tỉnh xem xét, chỉ biết rằng đến nay nó vẫn chưa xong về mặt thủ tục pháp lý, nó vẫn còn đâu đó trên bàn giấy của các sở, ngành. Trong khi đó, đời sống người dân vẫn đang “vật lộn” từng ngày do sự cạn kiệt của nguồn lợi thuỷ sản.

Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ cũng như sớm tìm lời giải cho bài toán an sinh của cư dân nghèo ven biển./.

baocamau.com.vn
Đăng ngày 12/07/2013
Ngọc Huệ
Đánh bắt

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:59 12/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 05:59 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 05:59 12/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 05:59 12/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 05:59 12/12/2024
Some text some message..