Chuyển động ở làng biển Hòa Hiệp

Những năm gần đây, nhất là từ khi Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản được triển khai, nhiều ngư dân ở các làng biển Hòa Hiệp (huyện Đông Hòa) đã mạnh dạn đầu tư tàu công suất lớn vươn khơi xa, kết hợp dịch vụ hậu cần. Nhờ đó, cuộc sống của ngư dân cũng khấm khá hơn.

Chuyển động ở làng biển Hòa Hiệp
Chuyển động ở làng biển Hòa Hiệp

Hiệu quả những con tàu xa khơi


Cảng cá Phú Lạc (xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa) giữa ngày mùa, không khí lao động rất khẩn trương, trên bến - dưới thuyền, kẻ dỡ lưới - người chuẩn bị vật tư chuyến biển. Xe cộ lúc nào cũng tấp nập. Những chiếc xe tải nối đuôi nhau cung cấp đá lạnh cho các tàu cá, trong khi những xe đông lạnh hối hả cân cá để vận chuyển đi các nhà máy hay các chợ đầu mối tiêu thụ. Không chỉ có sự hiện diện của những tàu công suất nhỏ như trước, tại cảng cá này, ngày càng có nhiều tàu lưới vây khơi, công suất lớn từ 400-700CV. Mỗi ngày, cảng cá này đón nhận ít nhất 20 tàu về bến và ngần ấy tàu ra khơi. Từ chỗ chỉ làm đủ ăn, giờ đây, nhiều ngư dân Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Trung có thể thu được tiền tỉ từ nghề lưới vây khơi trên những con tàu đánh bắt xa bờ. Ông Nguyễn Đức ở xã Hòa Hiệp Nam, vui mừng cho biết hiện nay, thu nhập mỗi bạn thuyền một chuyến biển 20-25 ngày khoảng 10 triệu đồng, chuyến nào trúng có thể lên mười mấy, hai chục triệu. Nhờ thu nhập cao như vậy nên tàu nào bạn nấy và tất nhiên không ai nghĩ đến chuyện bỏ biển.

Năm qua, phần lớn phương tiện lưới vây khơi của ngư dân Phú Lạc đều đạt sản lượng khá, thu nhập bình quân mỗi chuyến biển của chủ thuyền khoảng 500 triệu đồng, tàu nào trúng luồng cá có thể có tiền tỉ trong tay. 3 tháng đầu năm, tàu cá vây khơi của ông Trương Văn Công ở xã Hòa Hiệp Nam đạt doanh thu hơn 1 tỉ đồng, chủ thuyền phải quyết định “rút chì” vì sợ “bứt đãy”. Ông Hà Ngọc Ninh ở thôn Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam, bộc bạch: “Khi chuyển đổi sang tàu lớn, làm ăn lớn, tôi cũng lo lắm, nhưng nhờ hiệu quả cao nên ngư dân vững tin hơn. Ở Phú Lạc này, mấy chiếc tàu làm nghề vây khơi một năm trừ hết phí tổn, chiếc khá cũng được 5 tỉ đồng, chiếc trung bình 2,5-3 tỉ đồng. Nhờ vậy mà nhiều người mạnh dạn đầu tư”.

Khi đánh giá về hiệu quả Nghị định 67 tại xã Hòa Hiệp Nam, ông Đinh Thuận, Chủ tịch UBND xã này, phấn khởi cho biết: “Hiệu quả các tàu 67 ngoài kinh tế còn làm thay đổi nhận thức của ngư dân về quy mô và phương thức đánh bắt từ gần bờ ra xa bờ. Hiện xã cùng các ngành chức năng đang thẩm định 15 trường hợp tiếp tục đề nghị vay vốn 67 để đầu tư đóng mới tàu công suất lớn vươn khơi. Nếu các dự án này được triển khai thành công thì sẽ có nhiều hơn ngư dân Hòa Hiệp Nam có thể vươn lên làm giàu từ biển”.

Đánh bắt kết hợp dịch vụ

Không chỉ dừng lại ở việc đánh bắt, nhiều ngư dân ở làng biển Hòa Hiệp còn đầu tư tàu đánh bắt công suất lớn kết hợp tàu dịch vụ để nâng cao hiệu quả chuyến biển theo phương châm “đánh bắt tận gốc, bán tận ngọn”. Ngư dân Phạm Luyện là một điển hình. Nhận thấy việc đánh bắt có triển vọng, ông đã mạnh dạn đầu tư đóng tàu sắt công suất trên 700CV để đánh bắt. Con tàu hoàn tất vào quý IV/2016, sau đó ra khơi ngay, kết hợp tàu dịch vụ của gia đình nên hiệu quả chuyến biển tăng gấp đôi.

Ông Lê Văn Tấn ở khu phố Phú Thọ 3, thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa cũng đã và đang giàu lên nhờ cách liên kết từ biển đến bờ. Hiện ngoài đội tàu đánh bắt, tàu dịch vụ trên biển, trên bờ, ông Lê Văn Tấn còn có mấy chiếc xe tải đông lạnh. Sản phẩm sau đánh bắt được tàu dịch vụ của gia đình ông đưa ngay vào bờ và chuyển lên các xe lạnh để cung cấp cho bạn hàng từ Tây Nguyên đến TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, ông Tấn không lo chuyện ế ẩm hay giá cá lên xuống thất thường mà hoàn toàn chủ động đầu ra cho sản phẩm. Tất nhiên lãi từ mô hình này cũng tăng gấp nhiều lần.

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi phương thức đánh bắt từ gần bờ ra xa bờ, kết hợp phát triển mô hình liên kết tàu đánh bắt - tàu dịch vụ đã giúp nhiều ngư dân các làng biển Hòa Hiệp như Phú Lạc, Phú Thọ 3 vươn lên làm giàu. Từ đó, ngư dân mạnh dạn đầu tư để tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyến biển và rộng ra là giá trị nghề đánh bắt thủy sản của tỉnh, đồng thời bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 16/04/2017
LÊ BIẾT - QUỐC HOÀN

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Tăng cường công tác gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến với 28 địa phương ven biển trên cả nước.

Họp
• 11:39 19/06/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 11:19 17/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 10:12 14/06/2024

Nỗi lo trong nuôi tôm: Bệnh phân trắng

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các bệnh tật ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của tôm. Một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều khó khăn cho người nuôi là bệnh phân trắng. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh phân trắng ở tôm, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cho đến các giải pháp hiện đại hóa trong việc xử lý bệnh.

Tôm bị bệnh phân trắng
• 23:56 02/07/2024

Bàn thảo nuôi biển đa canh tổng hợp theo điều kiện ngư dân

Ngày 28/6/2024 tại thành phố Rạch Giá, Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo giải pháp phát triển nuôi biển đã nhấn mạnh việc nuôi bằng lồng hiện đại, đa canh tổng hợp và phát triển du lịch theo điều kiện của ngư dân.

Nuôi lồng bè
• 23:56 02/07/2024

Đường ruột tôm khoẻ, chìa khoá thành công cho nuôi tôm công nghệ cao

Đường ruột tôm thẻ chân trắng cùng với gan, là cơ quan quan trọng nhất, để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:56 02/07/2024

Cần chuẩn bị gì cho nước ao sang tôm

Đối với nuôi tôm hai hoặc 3 giai đoạn, quá trình sang tôm được ưu tiên chú ý nhất. Để chuẩn bị cho tôm một môi trường sống mới, hay cfon gọi là ao nuôi mới ở giai đoạn tiếp theo. Nước ở ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với điều kiện môi trường khu vực nuôi để tránh làm tôm bị sốc.

Ao nuôi tôm
• 23:56 02/07/2024

Tại sao tôm sử dụng kháng sinh lại bị ép giá?

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng tôm có kháng sinh bị ép giá. Đây không chỉ là vấn đề của người nuôi tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến cả ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Vậy tại sao tôm có kháng sinh lại bị ép giá? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.

Tôm thẻ
• 23:56 02/07/2024
Some text some message..