Chuyển giao kỹ thuật nuôi nhuyễn thể và cá biển

Nhằm giúp cho các hộ dân xung quanh đầm Đề Gi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với các loài nuôi có giá trị kinh tế, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững. Đồng thời góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học các loài thủy sản có nguy cơ ngày càng cạn kiệt.

Cá chẽm
Cá chẽm là một trong những đối tượng được các hộ dân ưa chuộng. Ảnh: NTN

Ngày 03.8, tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Cát phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi nhuyễn thể và cá biển cho 50 hộ dân nuôi trồng thủy sản của xã Cát Khánh và các xã lân cận.

Tại lớp tập huấn, các hộ nuôi trồng thủy sản được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như hàu, nghêu, sò huyết, cá mú, cá chẽm, cá hồng,… theo đó, các hộ dân được hướng dẫn cách chọn vị trí xây dựng ao, lồng nuôi phù hợp cho từng đối tượng nuôi; công tác chuẩn bị, cải tạo ao, lồng đến kỹ thuật chọn giống, thả giống với mật độ hợp lý; thức ăn và các loại thức ăn phù hợp; cách chăm sóc, quản lý môi trường nuôi; các biện pháp phòng và trị bệnh cho các đối tượng nuôi để nâng cao tỷ lệ sống, giúp các đối tượng sinh trưởng và phát triển tốt.

Cá chẽm giống
Cá chẽm giống. Ảnh: NTN

Theo các hộ dân tham gia lớp tập huấn, trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản tại địa phương phát triển rất đa dạng, không chỉ riêng trên đối tượng nuôi con tôm, mà các loại nuôi khác như hàu, cá mú,… đã phát triển nhanh chóng và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân. Đa số các hộ dân đều khẳng định nuôi hàu là một hướng đi mới cho hiệu quả kinh tế rất cao và ổn định, trung bình mỗi năm lãi từ 70 – 150 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các hộ dân tại xã Cát Khánh còn phát triển nghề nuôi sò huyết, cá chua, cua… cho thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm.

Đầm Đề Gi với diện tích rộng hơn 2.000 ha, được bao bọc xung quanh bởi 05 xã: Cát Khánh, Cát Minh (huyện Phù Cát) và Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), với nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế trú ngụ và sinh sống, góp phần tạo nên nguồn lợi đa dạng sinh học, đồng thời là nơi mưu sinh của các hộ dân khu vực sinh sống quanh đầm.

Tuy nhiên, việc khai thác quá mức trong thời gian dài đã dẫn đến sự cạn kiệt các loài, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái vùng đầm. Vì vậy, việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái là yếu tố hết sức quan trọng, giúp người dân tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đăng ngày 09/08/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:15 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:15 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:15 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:15 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:15 26/11/2024
Some text some message..