Chuyện kỳ lạ về anh mù - sát thủ của cá sông

Anh Vận là một người đặc biệt: khiếm thị bẩm sinh song vẫn mưu sinh tốt bằng nghề bắt cá trên sông Nhùng suốt 30 năm qua.

sát thủ cá sông
Đã 30 năm nay, bằng nghề bắt cá anh Vận mù đã nuôi sống cả gia đình

Anh mù bắt cá bằng tay 

Anh là Lê Thanh Vận, năm nay tròn 52 tuổi ở Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Giữa nắng chang chang, tôi theo ông Trần Đình Toa, Chủ tịch Hội người mù huyện Hải Lăng cùng mấy cán bộ của hội ghé thăm nhà anh Vận. 

Đó là một nhà nhỏ được xây bằng bờ- lô chưa tô quét, nham nhở dấu tay người nằm ven con sông Nhùng. Tiếp chúng tôi, bà Đặng Thị Tiều, vợ ông Vận vừa vịn tay vào tường nhà hấp háy một con mắt đang cố nhìn rõ mặt khách. 

“Bà ấy chỉ còn một mắt, mắt kia cũng đã bắt đầu mờ đục”, anh cán bộ mắt sáng tên Thanh đi theo vội giải thích. Sau khi nhận ra người quen, bà Tiều xởi lởi nói: “Hôm nay nghỉ học nên thằng út dắt ông ấy ra sông Nhùng bắt cá từ sớm. Chắc cũng sắp về rồi”. 

Thấy tôi tò mò, anh Thanh nói thêm: “Ông Vận là tay sát cá có hạng trong vùng đấy, mà lại bắt cá bằng tay. Người mắt sáng chưa chắc bắt cá giỏi như ông ấy đâu”. 

Lời giới thiệu đầy hấp dẫn của anh cán bộ Thanh đã khiến tôi không thể chờ đợi thêm nữa mà lập tức cùng anh ra sông Nhùng diện kiến tài nghệ của “anh Vận mù”. Sau một hồi tìm kiếm, khi đến gần mép sông, tôi vô cùng bất ngờ khi thấy anh Vận đang ngụp lặn mò mẫm bên bờ cỏ dưới sông sâu. 

Điều ngạc nhiên hơn là anh chỉ mang theo duy nhất chiếc giỏ đựng cá được buộc dây ngang người kéo phía sau. Ngoài thứ dụng cụ ấy, chỉ còn đôi tay trần vật lộn với sông nước. Chừng 15 phút im lặng đứng xem, chúng tôi đã thấy anh trồi lên mặt nước với con cá lóc đang quẫy đạp trên tay. Cũng chỉ vài phút sau, nhiều con cá khác cũng bị anh tóm gọn cho vào giỏ. Khi mặt trời đã đứng bóng, đứa con trai gọi anh về. 

Nhoài người bơi qua khoảng sông khá rộng, anh Vận tiếp bờ một cách thuần thục. Biết có người quen đang đứng xem, anh Vận vội nói lớn rồi vồn vã mời khách: “Hôm nay đi sớm nên bắt được cũng khá, chủ yếu là cá lóc. Thôi anh em về nhà ăn bữa canh chua cá lóc với gia đình cho vui”. 

bắt cá bằng tay
Tài bắt cá bằng tay của anh Vận mù đã trở nên nổi tiếng...

tay khong bat ca
...nhiều người nể phục

Quan sát chiếc giỏ anh mang theo, chúng tôi không tin vào mắt mình khi thấy rất nhiều cá bên trong đang quẫy đạp. “Chừng này là bình thường thôi, có hôm may mắn tôi còn bắt được 4, 5 kg cá, tính ra bán cũng được đến 300- 400 nghìn”, anh Vận hớn hở khoe.

Sau khi đổ cá ra chiếc xô nhựa, anh Vận cùng vợ bắt cá ra làm nấu món đãi khách. Sau một lúc lúi húi dưới bếp, món canh chua cá lóc nghi ngút khói được dọn lên. Chúng tôi quây quần cùng gia đình anh thưởng thức món canh chua cá lóc mà vợ chồng anh gọi vui là món “tủ” của gia đình.

Anh Vận kể mình biết bắt cá bằng tay thành thạo cách đây đã vài chục năm. Dù bị mù bẩm sinh nhưng tính anh rất hiếu động. Những hôm nắng hè, anh thường theo chúng bạn ra sông tắm. Cũng có lúc suýt chết đuối nhưng may nhờ bạn bè phát hiện cứu sống. Cũng nhờ sự kiên trì mà anh đã biết bơi thành thạo như người thường. Tuổi thơ êm đềm trôi qua.

Đến tuổi thanh niên, nhiều chúng bạn cùng trang lứa đã lần lượt yên bề gia thất hết, cả xóm chỉ còn lại một mình anh Vận mù thui thủi trong bóng đêm. “Nhiều lúc tui cũng buồn chán, tuyệt vọng lắm chứ. Nhưng vẫn phải sống và hi vọng, mọi người an ủi nếu biết cố gắng thì cuộc đời sẽ ý nghĩa hơn. Và tui cũng đã thử bước ra khỏi nhà làm việc gì đó...”, anh Vận chậm rãi kể. 

Những ngày sau đó, người làng thấy Vận dò dẫm ra sông mò mẫn thứ gì đó nhưng không hiểu anh làm gì. “Tôi tập luyện bắt cá ấy mà, dù việc làm hơi điên rồ nhưng tôi tự quyết tâm phải làm bằng được. Thời gian đầu rất khó khăn, có ngày chẳng bắt được con cá nào mà còn bị mẻ chai, gai đâm tứa máu. Nhưng nhờ kiên nhẫn nên cuối cùng tôi đã dần bắt cá thuần thục hơn chỉ với đôi tay trần.

Đến nay tôi đã mưu sinh bằng nghề bắt cá gần 30 năm rồi. Nghề này cần đôi tay nhạy cảm và đôi tai thính. Bây giờ không phải nói trạng chứ vừa lội nước tôi vừa nghe được... tiếng cá quẫy đạp dưới sông! Chỉ cần nghe được là tôi sẽ ép từ từ chúng vào mép cỏ rồi dùng tay vây quanh lại và tóm được”, anh Vận cho biết.

Nghe anh kể, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Nhưng những gì anh nói đã được người làng chứng thực với sự thán phục cao độ. “Bình quân mỗi ngày đi bắt cá, ít lắm chúng tôi cũng bán được trên 100.000 đồng. Cũng nhờ có nghề ông ấy mà gia đình tui mới có tiền chạy chợ nuôi con”, chị Tiều tiếp lời chồng.

Cùng cảnh ngộ càng thương nhau

Câu chuyện bắt cá bằng tay của anh Vận khiến nhiều người cảm phục bao nhiêu thì chuyện anh lấy được vợ càng làm người khác xúc động bấy nhiêu. Chuyện là, vào năm 1979, chị Đặng Thị Tiều trong một lần cuốc đất làm ruộng chẳng may vấp phải đạn M79 phát nổ.

Tuy may mắn thoát chết nhưng một con mắt của chị đã bị mù hẳn, mắt kia vẫn còn nhìn thấy nhưng đã mờ mờ. Cuộc đời chị tưởng thế đã rơi vào tuyệt vọng. Những tháng ngày buồn chán khiến chị Tiệp suốt ngày thui thủi trong nhà. Rồi trong một lần hai người tình cờ quen biết nhau. 

bua com am cung
Bữa cơm ấm cúng của gia đình anh Lê Thanh Vận

Cùng cảnh ngộ, hai người đã dần hiểu và đem lòng yêu thương nhau lúc nào không hay. Mối tình của hai con người cùng cảnh ngộ ấy kéo dài khoảng 4 năm thì được hai gia đình cho tổ chức đám cưới. “Đám cưới chỉ có vài têm trầu, vài đôi gà và ít cá bắt được dưới sông. Nhưng chúng tôi rất hạnh phúc vì tìm được một nửa của đời nhau”, vợ chồng anh Vận tỏ vẻ e thẹn, nói.

Ngày hai vợ chồng cưới nhau, nhiều người vừa vui mừng vừa ái ngại cho họ. Bởi hai người nhưng chỉ có 1 con mắt nhìn thấy nhưng cũng đã bắt đầu yếu dần. Sau ngày cưới, vợ chồng anh Vận cũng nhận ruộng nương để làm. Tuy mắt mù loà nhưng đôi vợ chồng trẻ vẫn cố gắng làm lụng nuôi nhau.

Rồi lần lượt 3 đứa con ra đời khiến đôi vợ chồng mù càng thêm vất vả. Thế là ngày ấy, ngoài nghề bắt cá, anh Vận lại gắng mua thêm chiếc thuyền ra sông khai thác cát. Sáng sáng, chị Tiều dắt anh ra sông, sau đó anh Vận một mình tự xuống thuyền xúc cát còn chị về nhà chăm ruộng vườn, gà, lợn.

“Không thấy đường nên tôi buộc dây vào thuyền cột cố định trong bờ rồi lần dây chèo thuyền ra sông. Mỗi buổi sáng gắng hết sức tôi cũng xúc được 3 khối cát, nhờ vậy mà có tiền nuôi đàn con ăn học”, anh Vận kể lại.

Làm một thời gian, vì sức khoẻ yếu nên anh nghỉ việc. Thất nghiệp ở nhà, ai kêu gì anh làm nấy. Khi thì làm cỏ thuê, lúc trồng sắn khoai, rồi mò cua bắt ốc, bắt cá... đắp đổi qua ngày. Sau đó hai vợ chồng gia nhập Hội người mù huyện Hải Lăng học nghề làm tăm tre, chổi đót, chuốt chân nhang...

“Tham gia ở hội vợ chồng tui cũng có thu nhập đều, ngoài ra còn học được chữ nổi và thi đấu thể thao. Mấy năm trước tham gia bơi lội tui cũng may mắn đoạt 2 huy chương bạc, 1 huy chương vàng cấp tỉnh và khu vực”, anh vận khoe thêm.

sang tao
Ngoài tài bắt cá bằng tay trần, anh Vận còn là một hội viên người mù năng nổ có nhiều sáng tạo

Qua nhiều năm gồng ghánh nuôi nhau, đôi vợ chồng mù cũng đã nuôi con khôn lớn và được ngôi nhà nhỏ khiêm tốn. “Căn nhà của tui làm chỉ tốn có 4 triệu à! Cát thì lấy dưới sông, sạn thì đi nhặt nhạnh khắp nơi, xi măng, tiền thợ người ta thương tình nên ủng hộ. Chỉ có tốn gạo, mắm muối thôi”, anh Vận vui vẻ kể.

Trải qua nhiều khó nhọc, bây giờ đứa con gái đầu của vợ chồng anh đã lấy chồng sinh con, 2 đứa kế đã có nghề nghiệp ổn định, đứa con trai út đang học lớp 7.

“Đến giờ con mắt còn lại của vợ tui cũng đã mờ đục, tầm nhìn xa chỉ còn khoảng... 6- 7m là cùng! Có lúc sàng gạo còn không phân biệt đâu là hạt gạo đâu là hạt lúa nữa. Nhưng may mắn là các con của chúng tôi đều đã trưởng thành nên cũng đỡ lo. Mà được như bây giờ là vợ chồng tôi cũng đã hạnh phúc, không mong gì hơn nữa”, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, vợ chồng anh Vận nở nụ cười mãn nguyện. 

Theo ANTĐ/Dân Việt, 14/01/2014
Đăng ngày 15/01/2014
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 11:04 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 11:04 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 11:04 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 11:04 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 11:04 11/01/2025
Some text some message..