Chuyện ly kỳ về rắn hổ mây khổng lồ ở Phú Quốc

Đến nay, không ai dám khẳng định những câu chuyện về rắn hổ mây nặng cả trăm kg, dài hàng chục mét ở rừng sâu Phú Quốc (Kiên Giang) là thật hay chỉ là lời truyền tai đầy ma mị.

ran ho may
Rắn hổ mây khổng lồ một thời là nỗi ám ảnh của các thợ săn. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, khi đặt chân đến đảo ngọc, gặp nhân chứng sống, người đã từng đối mặt với mãng xà hung bạo và nghe ông kể về những cuộc đi săn, chúng tôi cảm thấy kinh hoàng. Ông Tám, một thợ săn khét tiếng đất Phú Quốc một thuở đã phải "giải nghệ" "hút máu rừng" sau khi thoát khỏi nọc độc của "thần chết".

Kể chuyện gặp rắn    hổ mang bị xem là... hoang tưởng

Sau khi đi tàu cao tốc từ Hà Tiên vào đảo ngọc Phú Quốc, phải đánh vật với con đường bụi mù cả tiếng đồng hồ, chúng tôi mới đến được xã Cửa Dương. Đây là nơi mà người thợ săn nổi tiếng một thời đang sinh sống. Đứng trước mặt chúng tôi là ông Tám, một trong những người biết rõ nhất về loài rắn hổ mây khổng lồ. Mặc dù năm nay đã ở cái tuổi "đầu 8" nhưng ông lão vẫn còn khỏe và dẻo dai lắm. Người ông đen nhánh, cơ bắp chắc như cây gỗ lim trên rừng. Trước đây, cũng giống như bao người  dân Phú Quốc, ông mưu sinh bằng "nghề ăn rừng, bám biển". Chính trong khoảng thời gian này, đã có lần, ông chết hụt vì "đụng độ" với rắn hổ mây.

Ông Tám, "vua" săn thú một thời nói chuyện với PV.

Nói chuyện với chúng tôi, ông Tám cười bảo: "Từ trước đến nay, tôi chưa nói dối ai bao giờ. Tuy nhiên, cứ mỗi khi kể về loài rắn khổng lồ, mọi người lại nói rằng, tôi bị bệnh hoang tưởng. Ngày ấy, mỗi khi cầm súng, nỏ đi săn, chúng tôi đều cầu khấn thần rừng phù cho không đụng phải thú dữ. Nếu vô phúc gặp rắn hổ mây, có lẽ người thợ săn thì biết phó mặc mạng sống cho số phận".

Trước đây, ông Tám có một người anh họ tên Hai Sềnh, nhà ở gần Vườn quốc gia Phú Quốc. Người này lớn hơn ông Tám 5 tuổi và nổi tiếng liều lĩnh. Có khi vì mải "ăn máu thú", người đàn ông này có thể ăn núi, ngủ rừng cả tháng trời. Thời còn trai trẻ, cứ mỗi lần ông Tám lên nhà chơi, ông Hai Sềnh lại chuẩn bị súng ống rồi dắt em họ vào rừng săn bắn. Nhiều khi, cả nửa tháng, họ lặn lội trong rừng theo dấu con hươu lớn. Và, đêm xuống, ông Tám lại được anh họ kể về những câu chuyện trong nghề "ăn bám" thần rừng. "Anh Hai Sềnh kể rằng, đã đối mặt với "ông mây" (tức rắn hổ mây - PV) trong một lần mải mê lần theo dấu vết con lợn rừng. Bỗng từ trên cao, anh ấy nghe tiếng gió thổi và lá rơi xào xạc trên đầu. Lúc anh Hai ngoảnh lại bỗng thấy một con mãng xà cao cả chục mét đang rượt theo mình. Không biết làm gì, anh Hai cứ đứng như trời trồng nhìn con vật khổng lồ tiến lại phía mình. Sau khi trấn tĩnh lại, anh nhấc chân, dùng hết sức, "cắm đầu, cắm cổ" nhằm hướng cổng rừng mà chạy. Khi vừa thoát khỏi nanh vuốt của rắn khổng lồ, anh họ tôi nghe tiếng lợn rừng kêu lớn. Chính con lợn rừng đã cứu mạng ông ấy. Anh tôi đã mất cách đây 5 năm", ông Tám kể.

Về phần mình, ông Tám cho biết, trong những năm tháng đi săn, ông cũng đã nhiều lần gặp rắn hổ mây. Tuy nhiên, con rắn hổ mây lớn nhất mà ông gặp và tiêu diệt được "chỉ" dài gần khoảng hơn 4 mét. Năm đó, ông Tám mới hơn 30 tuổi. Đang vác súng lang thang trong rừng, ông thấy một con mãng xà đang quấn mình vào chiếc cây lớn để rình bắt con khỉ. Thấy bóng người xuất hiện, nó trườn xuống và chuyển hướng tấn công. Biết nó sẽ tấn công, ông Tám lôi khẩu súng tự chế ra nhằm đầu nó bóp cò. Tuy nhiên, phát súng đó trượt, con rắn điên cuồng lao vào tấn công ông. Giật mình, ông nhắm mắt bắn đại mấy phát nữa. Không ngờ, phát súng đó đã trúng vào sống lưng con rắn. Lúc này, mãng xà mới quay đầu tìm đường bỏ chạy. Nhanh như cắt, ông Tám lao tới, gí súng vào đầu và bắn liên tiếp hai phát nữa.

Sau khi giết được con hổ mây này, ông Tám dùng súng gánh rắn về làng. Sau đó, ông bán con mãng xà cho một người khách du lịch từ TP.HCM xuống. "Số tiền thu được từ bán rắn, tôi mua mấy con lợn về nuôi. Biết đã sát hại "con trai của thần rừng", tôi quyết nghỉ đi săn. Về sau, do hoàn cảnh khó khăn, tôi lại tiếp tục theo nghiệp "cầm súng vào rừng", ông Tám chia sẻ.

Cuộc “chạm mặt” ám ảnh 20 năm

Theo ông lão này, đã hơn 10 năm qua, người dân Phú Quốc không còn nói nhiều về rắn hổ mây nữa. Những câu chuyện về mãng xà chỉ có thế hệ ông Tám còn lưu trữ được. Ngày nay, Vườn quốc gia Phú Quốc bị cấm săn bắn. Tuy nhiên, có vào rừng, cũng chẳng ai bắt gặp rắn hổ mây nữa. Nhiều người nói đến mãng xà thì cười phá lên bảo ông nói dóc, chuyện huyễn hoặc.

Khi chúng tôi hỏi, ở Phú Quốc, ngoài ông có còn ai đã đụng độ với rắn hổ mây, Tám Phước lục lại trong quá khứ của mình kể lại: "20 năm trước, xã An Thới có một người thợ săn tên Hùng "súng", nổi tiếng bắn bách phát, bách trúng. Tôi nhớ cái ngày định mệnh ấy vào mùa đông năm 1995. Đang nằm ngủ thì tôi thấy mấy người hàng xóm kháo nhau có người vừa thoát khỏi nanh rắn hổ mây khổng lồ. Tôi lập tức chạy lên vườn điều gọi con trai về đưa vào Vườn quốc gia Phú Quốc xem thực thư thế nào. Lúc tôi đến nơi, anh Hùng đang ngồi bệt ở một quán nước, bên cạnh anh có rất nhiều người xúm lại hỏi chuyện. Là dân trong nghề, thấy một thợ săn run rẩy, lo lắng hoang mang như vậy, tôi biết ngay, anh ta vừa gặp "con trai thần rừng". Nhìn thấy tôi, anh Hùng vội nói: "Chú Tám ơi, tôi vừa gặp rắn hổ mây. May mà chạy thoát về đến làng". Cái ánh mắt của Hùng "súng" đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được".

Sau khi được người dân lấy nước cho uống, tôi động viên mãi, anh Hùng mới kể lại với mọi người rằng, vì nhà hết tiền mua gạo nên anh dắt chó vào rừng đi săn. Tuy nhiên, vừa đi được nửa giờ đồng hồ, anh bỗng nghe tiếng phì ở trong một tán cây. Bỗng nhiên, con chó săn sủa ầm ĩ một lúc rồi cúp đuôi chạy núp sau lưng chủ. Tưởng gặp hổ dữ, anh Hùng vừa giương súng lên bắn dọa. Bỗng nhiên, trong lùm cây rậm rạp lao ra một con vật thân to bằng cái phích nước, dài đến hàng mét màu vàng mốc. Người thợ săn này bắn mấy phát rồi cắm đầu chạy một mạch hướng về phía bìa rừng. Di chuyển được hơn trăm mét, anh nghe thấy tiếng kêu ăng ẳng của con chó săn nhà mình.

Khi thấy anh Hùng mặt tái xanh, chạy ra từ cánh rừng già, nhiều người liền mang theo súng, đi lùng kiếm con "quái thú". Tuy nhiên, khi đi đến nơi mà anh Hùng miêu tả đã gặp hổ mây người ta chỉ thấy còn vương lại máu và một chút lông chó. "Từ khi bị mất con chó và hụt chết, anh Hùng bỏ nghề đi săn. Đau lòng vì mất chó săn trung thành, con vật đã thí mạng để cứu mình, anh ta đã quyết không bao giờ động đũa đến miếng thịt chó nữa. Nghe đâu, người ta nói rằng, anh chuyển sang làm công nhân chế biến thủy sản đông lạnh", ông Tám Phước chia sẻ.

Được biết, từ khi gã thợ săn Hùng "súng" thoát chết trong gang tấc từ nọc độc của rắn hổ mây, rất nhiều người đã bỏ nghiệp "ăn bám", "hút máu rừng". Có lẽ, họ sợ rằng, một ngày nào đó sẽ phải bỏ mạng trong rừng. 

Lính Mỹ khiếp đảm khi gặp rắn hổ mây

Ông Tám kể với chúng tôi câu chuyện mà đến bây giờ người dân vẫn còn truyền tai nhau như một điển tích. Đó là những năm 1960. Khi đó, tiểu đoàn thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vào rừng  Phú Quốc đã chạm trán rắn hổ mây khổng lồ. Thất kinh trước con rắn khổng lồ, lính Mỹ chỉ biết xả súng đại liên một cách điên loạn. Tuy nhiên, khi tiếng súng vừa dứt, con rắn khổng lồ, dài đến cả chục mét vẫn trườn đi. Chính lần đối mặt đó mà lính Mỹ tỏ ra rất hoang mang mỗi khi đi qua khu rừng này.

nguoiduatin.vn, 28/10/2013
Đăng ngày 29/10/2013
Vương Chân
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 17:44 16/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 17:44 16/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 17:44 16/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 17:44 16/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 17:44 16/12/2024
Some text some message..