Chuyện sau giãn cách: Tập tành sống chung với Covid-19

Dịch Covid-19 đến rồi sẽ đi, chứ không ở lại mãi. Cái ở lại mãi với chúng ta là con virus. Không còn cách nào khác ngoài chấp nhận sống chung với virus.

thu hoạch tôm
Tập tành sống chung với COVID-19, vừa chống dịch vừa làm kinh tế. Ảnh: Báo Cần Thơ.

Điều gì xảy ra sau giãn cách?

Các hộ nông dân, các HTX, các trang trại hầu như đã đóng băng và sẽ không tái sản xuất. Các mặt hàng nông sản, thủy sản không thể nào có được trong một thời gian ngắn, dẫn đến khủng hoảng lương thực, khủng hoảng về sản xuất nông thủy sản. 

Ngành chủ lực tại ĐBSCL là chế biến nông thủy sản, như: Tôm cá, trái cây, rau củ quả... Các sản phẩm này không thể không thu hoạch, nhưng đang bị ngưng trệ, gây tổn thất lớn cho nông dân. Mặt khác, việc bảo quản và lưu trữ nông thủy sản phải có kho lạnh, điều kiện bảo quản nhất định. Kể cả thời gian bảo quản cũng có hạn, việc này ảnh hưởng tới các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.


Trong ba tháng 6-7-8, ĐBSCL có gần 10.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, rời khỏi thị trường. Ảnh: Báo Dân Sinh.

Hiện các Doanh Nghiệp đang gặp khó vì sự thiếu kết hợp giữa các địa phương ở khu vực ĐBSCL. Những quy định, chính sách, rào cản ở từng địa phương chồng chéo. 13 tỉnh trong khu vực thì có 13 chỉ đạo, 13 chính sách/quy định khác nhau. Quá trình sản xuất phải lưu thông từ cánh đồng tới nhà máy, rồi ra thị trường chứ không thể nào nằm ở một địa phương riêng biệt. Chính sách, quy định có nhưng xuống các địa phương chưa đồng nhất, chưa ưu tiên cho hoạt động vận tải và logistics. Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới lưu thông hàng hóa. Một số địa phương còn đặt thêm quy định, việc xét nghiệm nhiều, cách ly khiến nhiều tài xế xin nghỉ việc.

Theo đại diện VCCI Cần Thơ, “Trong ba tháng 6-7-8, ĐBSCL có gần 10.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, rời khỏi thị trường. Trong khi sáu tháng đầu năm 2021, con số mới là 6.000 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động lên tới 90%”. 

Tập tành chung sống với virus 

Cả nước cùng với Chính phủ đang tập trung phòng, chống dịch hướng tới mục tiêu kiểm soát được đại dịch để nhanh chóng đưa nền kinh tế vào giai đoạn phục hồi. Minh chứng là việc Quốc hội ban hành Nghị quyết 30 (ngày 29/7) và Chính phủ ban hành Nghị quyết 86 (ngày 6/8) về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Các mục tiêu đã được cụ thể hóa, thể hiện với quyết tâm chính trị rất cao để vượt qua đại dịch, hạn chế tối đa tình trạng gãy đổ của chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho phục hồi kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.

việt nam quyết thắng đại dịch
Tuy khó, nhưng phải phải tập tành chung sống với dịch. Ảnh: Ấn tượng Việt Nam mùa Covid-19. 

Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp cao nhất tập trung chống dịch, giãn cách xã hội tại một số địa phương không gì ngoài mục tiêu sớm kiểm soát dịch, đưa đời sống kinh tế xã hội trở lại như thời điểm năm 2020. Điều đó đồng nghĩa, phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới với hai công cụ chính: phủ kín tiêm vắc xin và sử dụng 5K để sống chung với dịch.

Ngoài ra doanh nghiệp lúc này nên uyển chuyển trong điều kiện cho phép để được hoạt động một cách tốt nhất. Và doanh nghiệp cần lường trước khó khăn khi chuỗi cung ứng gặp vấn đề và các pháp lý liên quan từ bây giờ cũng như sau khi qua đỉnh dịch. Mỗi doanh nghiệp chính là mỗi pháo đài trên tuyến đầu chống dịch. 

Bàn luận thêm về giải pháp

Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng, tình hình dịch bệnh đang diễn ra ở khu vực phía Nam, ĐBSCL không giống nhau, số ca nhiễm và biện pháp chống dịch cũng không giống nhau.

Một số tỉnh không phải trung tâm giao dịch, nằm ở phía cuối khu vực (Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau) có mức độ lây lan, quản lý dịch bệnh ở trạng thái tốt hơn. Chính quyền các địa phương này có thể nới lỏng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Trong khi doanh nghiệp ở các tỉnh khác bị đóng băng, thì doanh nghiệp ở địa phương có ít ca nhiễm vẫn có thể sản xuất để đáp ứng các đơn hàng. Doanh nghiệp lúc này nên uyển chuyển trong điều kiện cho phép để được hoạt động một cách tốt nhất.

xét nghiệm covid-19
Thách thức nhiều, nhưng không phải là không thể quản lý dịch bệnh ở trạng thái tốt hơn. Ảnh: Báo Lao Động.

Độ bao phủ vắc xin sẽ quyết định việc mở lại của nền kinh tế. Trước mắt, cần tiêm 100% vắc xin cho đội ngũ lái xe, phụ lái và bốc xếp để đảm bảo sức khỏe làm việc hiện tại. Với khó khăn chung chưa thể tháo gỡ thì buộc phải chấp nhận, không có cách nào khác thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, theo ông Trần Khắc Tâm- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng. 

Thách thức vẫn còn đó nhưng sau cơn mưa trời sẽ lại sáng. 

Đăng ngày 06/09/2021
Nhất Linh @nhat-linh
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 06:19 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 06:19 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:19 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 06:19 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 06:19 10/11/2024
Some text some message..