Có cách thắng kiện chống bán phá giá cá tra

Chỉ cần kéo dài thời gian đúng luật, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chắc chắn có cơ hội thắng vụ kiện chống bán phá giá cá tra.

thang kien ca tra
Để thắng kiện, các DN Việt Nam cần đánh giá lại quy trình của DOC có được thực hiện đầy đủ và chứng minh được việc lựa chọn Indonesia là bất hợp lý, không đúng luật. Ảnh: KP

Các mức thuế suất mới của đợt điều tra thuế chống bán phá giá cá tra, ba sa lần 8 (POR8) được áp dụng làm mức thuế suất ký quỹ mới, có hiệu lực từ 21-3-2013. Tuy nhiên, có khả năng mất đến 2-3 tuần để hải quan Mỹ cập nhật và thực thi đầy đủ trong hệ thống kiểm tra thuế của mình.

Do đó, nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp (DN) trong vụ này là nhanh chóng kháng kiện phán quyết kỳ 8 của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ (CIT). Mục đích trước mắt là xin hoãn việc thanh khoản hải quan để tránh phải thanh toán khoản tiền thuế ấn định cuối cùng DOC có thể ra chỉ dẫn cho hải quan trong vòng 15 ngày kể từ ngày 21-3.

Nhanh chóng kháng kiện

Theo quy định, các DN liên quan có 30 ngày để nộp đơn yêu cầu triệu tập phiên tòa và 60 ngày để nộp hồ sơ kháng kiện. Nhưng bằng cách thực hiện sớm hơn, các DN sẽ đảm bảo mức thuế suất ấn định cuối cùng của các lô hàng nhập trong kỳ 8 không thể diễn ra, một khi CIT đưa ra lệnh hoãn.

Việc chuẩn bị hồ sơ kháng kiện rất phức tạp, phải trình bày được chi tiết nội dung muốn phản đối. Không cần đưa ra toàn bộ tranh luận, quan trọng là chỉ rõ các nội dung phản đối, chứng minh được cơ sở tối thiểu khẳng định các nội dung phán quyết “không đúng theo quy định của luật” hoặc “không dựa trên chứng cứ quan trọng”. Sau khi nhận hồ sơ kháng kiện, CIT sẽ mất khoảng 3-4 tháng để thu xếp lịch đưa vụ kiện ra xét xử. Một vụ kiện như vậy thường kéo dài rất lâu, tối thiểu 18-24 tháng.

Nếu CIT đồng ý với bất kỳ nguyên đơn nào (tức các bên phản đối vụ việc) và ra lệnh trả hồ sơ về cho DOC xem xét lại, khi đó vụ kháng kiện sẽ tiếp tục kéo dài đến ba năm. Nếu bất kỳ kết luận nào của CIT được kháng cáo lên một cấp nữa là Tòa Phúc thẩm Khu vực Liên bang (CAFC), khi đó các thuế suất ấn định cuối cùng của kỳ 8 có thể kéo dài thêm 2-3 năm nữa.

Kêu gọi Bangladesh hợp tác

Ngoài chiến lược kéo dài thời gian, các DN liên quan phải đưa ra được cơ sở hợp pháp để lật ngược tình thế, tức là thuyết phục được CIT yêu cầu DOC xem xét lại việc lựa chọn Indonesia làm nước có giá trị thay thế. Để thắng kiện, các DN Việt Nam cần đánh giá lại quy trình của DOC có được thực hiện đầy đủ, có cơ sở vững chắc hay không và chứng minh được việc lựa chọn Indonesia là bất hợp lý, không đúng luật.

Với POR8, một trong những nguyên nhân DOC viện dẫn để không chọn Bangladesh là do Cơ quan Tiếp thị Nông nghiệp (DAM) thuộc Bộ Nông nghiệp Bangladesh không cung cấp số liệu như nhiều năm qua. Lần này, DAM không công bố cả trên website của mình đầy đủ số liệu giá về cá tra nguyên liệu. Điều này gián tiếp khiến DOC quyết tâm hơn trong việc chọn Indonesia. Do vậy, các DN Việt Nam thuộc đối tượng của POR9 (kỳ rà soát hàng hóa nhập vào Mỹ từ 1-8-2011 đến 31-7-2012) và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản phải vận động quyết liệt để cấp bộ và Chính phủ đồng hành, kêu gọi sự hợp tác tích cực từ chính phủ Bangladesh.

Trong khi đó với POR9, hiện DOC không chọn Indonesia do đánh giá dựa trên các chỉ số phát triển do World Bank cung cấp năm 2012. Theo đó, chỉ số GNI (tổng thu nhập quốc dân) của Indonesia năm 2011 cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. Nhưng trên thực tế, DOC không bị hạn chế trong việc xem xét các quốc gia để lấy giá trị thay thế. Vì vậy, các DN Việt Nam thuộc diện rà soát của POR9 không nên chủ quan rằng DOC sẽ không chọn lại Indonesia để lấy giá trị thay thế nữa. Để đưa mức thuế của POR9 trở lại mức thấp, các DN cần chứng minh và thuyết phục được DOC chọn lại Bangladesh làm quốc gia lấy giá trị thay thế cho Việt Nam.

Nâng giá bán

Một chiến lược nữa là các DN và nhà nhập khẩu cùng nâng giá bán lên, khẳng định lại đúng giá trị của cá tra trên thị trường Mỹ.

Trước đây, do nhiều DN ồ ạt xuất vào thị trường này nên mạnh ai nấy bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn, trả nợ vay ngân hàng và các chi phí khác ngày một tăng cao (như giá thức ăn, chi phí công nhân, xăng dầu...). Giá bán quá rẻ đã gián tiếp làm người tiêu dùng Mỹ coi cá tra là sản phẩm kém chất lượng. Nay nếu nâng giá, ngoài việc đưa cá tra về giá trị thực, điều quan trọng hơn là góp phần giảm biên độ bán phá giá xuống đáng kể.

Giá bán cá tra hiện tại có thể tăng thêm 30%-40%, tức khoảng 1,85-2,25 USD/pound. Tính ra giá này vẫn thấp hơn nhiều so với giá 5,99 USD/pound phi lê cá da trơn do Mỹ sản xuất bán cho người tiêu dùng nước này (thông tin từ website một công ty cá da trơn ở bang Louisiana). Sản phẩm cá tra của Việt Nam là độc nhất, khó quốc gia nào cạnh tranh được nên không phải lo ngại cạnh tranh về giá. Trước nay là do các DN của mình tự “giết” nhau.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần đồng hành cùng DN xây dựng lại thương hiệu cá tra theo hướng chất lượng và phát triển bền vững.

Cá tra vẫn còn cửa vào Mỹ

Các DN vẫn còn cơ hội lớn để duy trì hình ảnh cá tra tại thị trường Mỹ. Những DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam không thuộc đối tượng rà soát POR8 vẫn duy trì xuất khẩu sang Mỹ theo mức thuế suất riêng, cho đến khi có phán quyết cuối cùng của POR9 hoặc POR10.

Tuy nhiên, các DN này cần tỉnh táo, hợp tác chặt chẽ để nâng giá bán nhưng vẫn đảm bảo trong biên độ an toàn khi DOC rà soát, so sánh giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu để tính thuế chống bán phá giá. Nếu hợp tác và chuẩn bị tốt hồ sơ, bảo vệ được kết quả thuế suất tốt tiếp tục, sẽ đưa các DN khác trở lại với thị trường Mỹ sớm nhất là tháng 3-2014 hoặc tháng 3-2015.

Ông NGÔ QUANG TRƯỜNG, Giám đốc Công ty TNHH
Thủy sản Biển Đông

Pháp luật TP.HCM
Đăng ngày 27/03/2013
LS NGÔ QUANG THỤY
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 09:57 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 09:57 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 09:57 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 09:57 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:57 23/12/2024
Some text some message..