Cơ chế và ứng dụng tập luyện cơ bắp cho cá

Khái niệm luyện tập cho cá ở nước ngoài đã được ứng dụng khá lâu, nhưng ở Việt Nam khái niệm này cũng khá mới mẻ và còn áp dụng còn ít. Những ví dụ điển hình của luyện tập cho cá là mô hình nuôi cá chép giòn và mô hình sông trong ao. Bài báo này giúp người nuôi hiểu rõ vai trò của luyện tập cho cá và có những lựa chọn để ứng dụng trong quá trình nuôi.

Cơ chế và ứng dụng tập luyện cơ bắp cho cá
Ảnh minh họa: Internet

Chức năng của cá là bơi lội tránh kẻ thù ăn thịt, di cư và sinh sản. Chức năng bơi lội rất quan trọng trong cuộc sống và là yếu tố quyết định cơ hội sống sót của cá trong tự nhiên. Trong môi trường nuôi nhốt cá ít có cơ hội di chuyển hay vận động hơn khi ở ngoài môi trường tự nhiên.  Do đó cá thường gặp nhiều vấn đề như stress, sức đề kháng thấp, chậm lớn.. Để khắc phục người nuôi cá đã nghĩ ra cách tập luyện cho cá bằng cách cho cá vận động nhiều.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc tập luyện cho các loài nuôi đã đạt được những kết quả đáng kể. Các kỹ thuật tập luyện thể dục cho cá có thể được chia thành Aerobic (hô hấp hiếu khí) và Anaerobic (hô hấp kị khí).

Dưới đây là một số cơ chế của việc luyện tập trên cá.


Tăng số lượng sợi cơ trắng


Một số nghiên cứu đã cho thấy tăng cường tập luyện bơi lội cho cá có thể thúc đẩy sự gia tăng đường kính và số lượng của các sợi cơ trắng. Trong nhóm cá tráp đầu vàng (Sparus aurata), mặt cắt ngang của các sợi cơ trắng ở phần đầu cá sau khi huấn luyện lớn hơn đáng kể so với những con trong nhóm không được đào tạo, chỉ có phần cơ đuôi có cấu trúc sợi cơ trắng không có thay đổi đáng kể. 

Chuyển hóa năng lượng 

Nhiều động vật thủy sản lấy protein làm nguồn năng lượng chính. Tuy nhiên, một số nhà khoa học tin rằng năng lượng cung cấp cho một số loài cá chủ yếu đến từ chất béo và carbohydrate trong thời gian bơi với cường độ thấp hoặc vừa và do sản xuất protein ít hơn, sự phân hủy protein xảy ra chỉ sau khi hầu hết chất béo và glycogen được sử dụng. Tác động của việc huấn luyện liên tục ảnh hưởng đến sự chuyển hóa năng lượng ở cá. Lauff và Weber đã nghiên cứu tác động của tập luyện thể dục về chuyển hóa năng lượng của cá hồi vân bằng cách đo tốc độ hô hấp và tổng lượng nitơ bài tiết đã cho thấy rằng chất béo là nguồn năng lượng quan trọng nhất cho cá hồi vân.

Chuyển động của cá và điều chỉnh hormone

Hiện nay, các nghiên cứu về mức hormone liên quan đến sự di chuyển của cá chủ yếu tập trung vào catecholamine và cortisone, và các hormon khác như insulin, glucagon và thyroxine chưa được nghiên cứu rộng rãi. Catecholamine trong huyết tương thường tăng ngay sau khi tập thể dục, nhưng thời gian không lâu và sau khi tập thể dục, chúng lại nhanh chóng trở lại mức tập luyện trước. Cortisol phản ứng khác nhau với bài tập toàn diện và bắt đầu tăng lên 1-2 giờ sau khi tập thể dục và kéo dài vài giờ.

Cả hai loại hormon này đều liên quan chặt chẽ với sự điều hòa chuyển hóa của carbohydrate, protein, amino axit và lipid sau khi tập thể dục, và cơ chế của quy định liên quan đến các thụ thể hoocmon.

Ứng dụng của việc tập thể dục cho cá nuôi


Mô hình sông trong ao

Giảm hàm lượng kháng sinh trong cá

Một số nghiên cứu Scarabello và cộng sự đã chỉ ra rằng tập luyện thể dục cũng có một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy khả năng bơi lội của cá.  Cho thấy rằng cá hồi cầu vồng làm tăng tốc độ bơi một cách đáng kể sau khi tập luyện thể dục tốc độ cao. Li và cộng sự cho thấy rằng sau khi tập luyện, tốc độ bơi của Oreochromis niloticus thử nghiệm đã được tăng lên đáng kể.

Sự trao đổi hiếu khí của cá liên quan chặt chẽ đến chức năng của hệ hô hấp và tuần hoàn. Sự cải thiện chức năng tim và mang sẽ có lợi cho sự hấp thụ và vận chuyển oxy của cá Do đó, sự gia tăng đáng kể chức năng tim và mang ở cá Spinibarbus sinensisPeltebagrus vachelli sau khi được tập luyện.

Ngoài ra, do việc sử dụng các loại thuốc thủy sản ở quy mô lớn hiện nay, vấn đề dư lượng thuốc cho thủy sản cũng được chú ý nhiều hơn. Một vài báo cáo đã xác nhận rằng thông qua tập luyện thể dục, sự trao đổi chất của thuốc trong cá có thể được đẩy nhanh và dư lượng thuốc có thể được giảm nhanh chóng. Song và cộng sự cũng cho thấy rằng trong việc tập luyện cho cá Barbados schwanenfeldi làm hàm lượng kháng sinh norfloxacin hydrochloride trong cá giảm đáng kể so với nhóm đối chứng (P <0,05). Điều này cho thấy tập thể dục thích hợp có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất cá và đẩy nhanh việc loại bỏ dư lượng thuốc.

Tăng tốc độ tăng trưởng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tốc độ dòng chảy tăng, tốc độ tăng trưởng của cá và hiệu quả chuyển đổi của protein cũng sẽ tăng lên.

Tốc độ dòng chảy tối ưu cho tăng trưởng của mỗi là loài khác nhau. Tăng trưởng của cá hồi oncorhynchus mykiss tăng đáng kể ở 0,9 BL/s, với cá hồi Salmo trutta cho thấy tỷ lệ tăng trọng cao nhất ở tốc độ dòng chảy 1 BL/s. 

Tuy nhiên với các loài cá: Oncorhynchus tshawytscha, Procypris rabaudi, Chondwstoma nasus, Paralichthys olivaceus, Xiphophorus montezumae thì tập thể dục lại có tác động không đáng kể hoặc thậm chí tiêu cực đối với sự phát triển của cá.

Những ảnh hưởng của tập luyện trên cá đối với sự tăng trưởng của cá cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường nuôi, thời tiết và loài cá.

Săn chăc cơ bắp cá

Một số học giả đã thấy rằng tập luyện thể dục có ảnh hưởng đáng kể đến mức lipid trong cơ cá. Song và cộng sự. Zhu et al. thấy rằng trong Barbodes schwanenfeldi trong các nhóm cá được tập thể dục có hàm lượng protein trong cơ bắp trắng và đỏ tăng lên trong khi chất béo giảm. 

Giảm chi phí chăn nuôi

Đối với nuôi cá, chi phí thức ăn thường chiếm phần lớn chi phí chăn nuôi. Trong các nghiên cứu trước đây, chi phí thức ăn chủ yếu giảm đi bằng cách thay thế các thành phần bột cá bằng nguyên liệu bột côn trùng hay thực vật, chẳng hạn như việc sử dụng bột đậu nành thay vì bột cá và dầu hạt cải dầu thay vì dầu cá. Tuy nhiên, những lựa chọn thay thế đơn giản này thường có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng hoặc chất lượng của cá. Mu và cộng sự nhận thấy rằng trong việc huấn luyện cá rô phi, việc thay dầu cá bằng dầu hướng dương không chỉ làm giảm chi phí thức ăn, mà còn tăng đáng kể hàm lượng protein cơ bắp cá. Những nghiên cứu như vậy cho thấy việc tập luyện cho cá nuôi ở một mức độ nhất định có thể ức chế tác động tiêu cực của việc bổ sung các nguyên liệu giá rẻ.

Đăng ngày 22/03/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 06:44 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 06:44 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 06:44 17/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 06:44 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 06:44 17/12/2024
Some text some message..