Có đến 5-20% người nuôi cá điêu hồng ngưng dùng thảo dược

Ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang ghi nhận tỉ lệ hộ nuôi cá điêu hồng đang sử dụng thảo dược lần lượt là 70%, 95%, 60%. Tuy nhiên, số hộ ngưng sử dụng chiếm từ 5-20%, số hộ hoàn toàn không sử dụng thảo dược chiếm 5-25%.

nuôi cá điêu hồng
Nuôi cá điêu hồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: cgtn.com

Trong số các đối tượng thủy sản được nuôi ở ĐBSCL thì cá điêu hồng (Oreochromis sp.) là loài phổ biến. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, các tác nhân gây bệnh phổ biến cho cá điêu hồng như Streptococcus spp., Flavobacterium columnare, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda, Ichthyophitirius multifillisTricodina sp. Trong đó, Streptococcus agalactiae là mầm bệnh chính trên cá điêu hồng, gây bùng phát hầu hết các dịch bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ cao và thiệt hại kinh tế lớn.

Trước thực trạng đó, các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược đang là một phương pháp phòng bệnh thay thế cho kháng sinh được quan tâm hàng đầu.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình sử dụng, nhu cầu và hiệu quả của việc sử dụng thảo dược trong hệ thống nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) lồng bè tại Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang. Khảo sát 60 hộ tại 3 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang để đánh giá tình hình sử dụng thảo dược ở 3 tỉnh này.

Kết quả ghi nhận tỉ lệ hộ đang sử dụng thảo dược ở Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang lần lượt là 70%, 95%, 60%. Trong 15 loại thảo dược đã được sử dụng trong quá trình nuôi cá điêu hồng thì tỏi (Allium sativum), atiso (Cynara scolymus), trâm bầu (Combretum quadrangulare), mần ri (Cleome chelidonii) và dây vác (Cayratia trifolia) được sử dụng nhiều nhất. Trong đó, tỏi (Allium sativum) được nhiều người dùng do có đa dạng các sản phẩm chiết xuất từ tỏi, nguồn nguyên liệu dễ tìm và giá thành phù hợp. Hiện nay, tỏi thường xuyên được sử dụng để phòng bệnh cho các loài thủy sản như cá tra, cá chẽm, tôm thẻ chân trắng nhờ khả năng giúp tăng miễn dịch, khả năng chống chịu bệnh và cải thiện tỉ lệ sống (Muslim et al., 2009; Talpur and Ikhwanuddin, 2012; Labrador et al., 2016).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều hộ sử dụng thảo dược ở Đồng Tháp là do kinh nghiệm cá nhân và sự trao đổi kinh nghiệm với nhau giữa các hộ nuôi. Thêm vào đó, nguồn thảo dược tại khu vực này luôn có sẵn và ít mất thời gian bào chế vì vậy thảo dược được sử dụng rất phổ biến. Số hộ ngưng sử dụng thảo dược chiếm từ 5-20%, và số hộ hoàn toàn không sử dụng thảo dược chiếm 5-25%.


Công dụng của thảo dược được đa số hộ sử dụng là tăng cường khả năng miễn dịch 57%, phòng, trị bệnh do kí sinh trùng và cải thiện chất lượng nước (tỉ lệ 11,1-14,3%) và hỗ trợ giải độc gan (14,3- 25%). 

Tỉ lệ (%) hộ bổ sung dưới hình thức trộn vào thức ăn chiếm đa số (trên 75%), tạt thảo dược vào nước và cho ăn trực tiếp thường ở giai đoạn 1-2 tháng nuôi.

Qua quá trình khảo sát cho thấy có 5 loại sản phẩm thường được dùng trong nuôi trồng thủy sản trong đó chế phẩm sinh học được lựa chọn nhiều nhất để phòng bệnh, kế tiếp là chất tăng cường đề kháng, thảo dược ở vị trí thứ ba, hóa chất và kháng sinh được ít người sử dụng nhất. Nguyên nhân việc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc, gây ô nhiễm môi trường và tích tụ dư lượng trong cá, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu và sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thảo dược nghiên cứu nhiều trên các đối tượng thủy sản khác nhau do một số tác dụng tích cực của thảo dược như giúp kích thích hệ thống miễn dịch, tăng trưởng và giảm căng thẳng cho cá 

Mặc dù nghiên cứu chưa đánh giá được chi phí và lợi nhuận giữa hộ có sử dụng và không sử dụng thảo dược, tuy nhiên nghiên cứu đã cung cấp được những thông tin cơ bản về hiệu quả và tiềm năng sử dụng thảo dược trong quá trình nuôi cá điêu hồng.

Hiện nay, thảo dược là một trong những giải pháp đang dược khuyến khích áp dụng vào nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá điêu hồng nói riêng.

Báo cáo gốc: Đoàn Thị Minh Châu, Trần Thị Tuyết Hoa và Trần Thị Mỹ Duyên, 2020. Khảo sát tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi cá điêu hồng (Oreochromis sp.) tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6B): 227-236.

Đăng ngày 12/03/2021
NH Tổng Hợp
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 12:35 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 12:35 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 12:35 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 12:35 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 12:35 18/10/2024
Some text some message..