Cô giáo làm khô cá lóc, mỗi tháng bán 500kg

Sẵn nhà nuôi cá lóc trong bể lót bạt, chị Nguyễn Thị Kim Loan (giáo viên Trường Mẫu giáo Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) tận dụng làm khô, thành lập cơ sở khô cá lóc Kim Loan. Sản phẩm khô cá lóc đang chuẩn bị được thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP tỉnh An Giang (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm) năm 2020.

Khô cá lóc
Chị Nguyễn Thị Kim Loan giới thiệu các sản phẩm khô cá lóc

Đáp ứng nhu cầu người nội trợ

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (ngụ ấp Long Bình, xã Long Kiến, Chợ Mới) cho biết, trước đây gia đình nuôi heo nhưng thấy giá cả không ổn định nên chuyển sang nuôi cá lóc trong bể lót bạt. Hiện nay, gia đình chị nuôi 10 bồn cá lóc, gồm 3 bồn diện tích 100m2 (10x10) và 7 bồn diện tích 24m2 (6x4). Bình quân sau 7 tháng thả nuôi, mỗi bồn 100m cho năng suất khoảng 5 tấn cá thịt, còn bồn 24m2  cho năng suất khoảng 2,5 tấn/bồn.

“Lúc đầu, gia đình nuôi cá lóc để bán cá thịt. Cá nuôi trong bể lót bạt thay nước hàng ngày nên ít có mùi tanh như nuôi hầm, thịt ngon, dai hơn. Có lần, vài người khách ở Hậu Giang lên mua cá về làm khô, họ lấy mẫu kiểm nghiệm đạt yêu cầu về chất lượng nên đặt mua số lượng nhiều hơn. Những cơ sở làm khô cá lóc có tiếng ở Châu Đốc, Thoại Sơn cũng qua đặt mua nguyên liệu” - chị Loan nhớ lại.

Thấy cá nhà nuôi làm khô ngon nên cách đây 5 năm, chị Loan thử làm khô. “Đầu tiên, tôi mang sản phẩm cho các đồng nghiệp ở Trường Mẫu giáo Long Kiến dùng thử để góp ý, rút kinh nghiệm. Nhận thấy khuynh hướng người tiêu dùng hiện nay thích khô có màu sắc tự nhiên, không quá ngọt cũng không quá mặn nên tôi điều chỉnh công thức tẩm ướp, gia vị sao cho phù hợp. Tiêu chí sản xuất của tôi là sản phẩm phải ngon, an toàn nhưng tiết kiệm, giá cả hợp lý khi đưa ra thị trường” - chị Loan chia sẻ.

Khi sản phẩm được đồng nghiệp giáo viên, người tiêu dùng ở địa phương chấp nhận, đánh giá cao, chị Loan đã quyết định thành lập cơ sở khô cá lóc Kim Loan, đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm, đăng ký đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp mã QR, đăng ký sở hữu trí tuệ để mở rộng thị trường tiêu thụ. Chị Loan chọn câu slogan “Thử là khen! Quen là ghiền” để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội facebook, zalo, youtube, đưa sản phẩm lên TP. Hồ Chí Minh, bỏ sỉ cho các chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích.

Hiện nay, bình quân mỗi tháng, cơ sở khô cá lóc Kim Loan bán ra thị trường khoảng 500kg khô cá lóc với nhiều chủng loại, gồm khô 1 nắng, 2 nắng, 3 nắng, khô gò má, hàm cá lóc. Bên cạnh đó, cơ sở còn cung cấp khô cá lóc cửng (cá lóc vừa mới lớn), khô cá sặc bổi, cá chạch, chuột 1 nắng…

Mở rộng thị trường

Anh Nguyễn Văn Tiền (chồng chị Nguyễn Thị Kim Loan) hiện là Chi hội trưởng Chi hội cá lóc huyện Chợ Mới. Do vậy, nguồn nguyên liệu cá lóc làm khô rất phong phú. Có những thời điểm sản lượng cá lóc nuôi của gia đình không cung cấp đủ, cơ sở khô cá lóc Kim Loan mua thêm nguyên liệu cá lóc từ các hộ nuôi khác (cũng nuôi trong bể lót bạt). Khi thị trường mở rộng, sản lượng tiêu thụ nhiều, cơ sở góp phần tạo việc làm cho lao động nữ nhàn rỗi ở địa phương.

“Hôm nào làm ít thì thuê 3-4 lao động, làm nhiều thuê 6-9 lao động, chủ yếu là các chị trong xóm, tham gia những khâu như: làm sạch cá, rửa cá, rút xương, tẩm ướp gia vị… Tất cả các bộ phận cá lóc đều được sử dụng hết, thịt cá, má cá, hàm cá thì làm khô; bao tử, ruột cá bán cho các đầu mối tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh; vẩy cá bán cho các cơ sở bào chế vỏ thuốc; xương cá thì bán cho các hộ nuôi cá để xay làm thức ăn cho cá tra, cá trê” - chị Loan thông tin.


Cá lóc được phơi khi nắng gắt

Để có được sản phẩm khô cá lóc ngon, quy trình sản xuất phải đảm bảo cá luôn tươi. Chị Loan cho biết, cá tươi sau khi làm sạch, tách xương, tẩm ướp gia vị phù hợp thì phải ướp đá ngay, lựa khi có nắng tốt mang ra phơi. “Khi hết nắng hoặc gặp khi trời mưa, nắng yếu phải gom lại bỏ vào tủ đông ngay, lựa nắng gắt mới mang ra phơi tiếp. Cách bảo quản như thế nhằm giúp khô luôn tươi, không bị bủng nên không bị ruồi nhặng bu vào, an toàn hơn so với sử dụng chất đuổi ruồi” - chị Loan chia sẻ “bí quyết”.

“Tâm lý của người mua hàng hiện nay là vừa muốn chọn sản phẩm vừa túi tiền nhưng phải an toàn cho sức khỏe và đặc biệt phải ngon. Hiện nay, Thoại Sơn và Chợ Mới là 2 địa phương có nhiều cơ sở làm khô nổi tiếng. Khô cá lóc Kim Loan là sự hòa quyện giữa 2 hương vị khô của 2 địa phương này. Nó mang một chất rất riêng mà khi người tiêu dùng “Thử là khen! Quen là ghiền”. Chúng tôi muốn xây dựng những sản phẩm mà khi du khách đến An Giang, họ sẽ chọn mua làm quà; còn người An Giang có đi đâu, cũng ưu tiên mua làm món quà mang theo biếu tặng” - chị Loan tâm huyết.

Chị Nguyễn Thị Kim Loan đang thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm kết hợp cấp mã vạch truy xuất nguồn gốc, xây dựng website, fanpage quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Khô cá lóc Kim Loan là một trong những sản phẩm được lựa chọn thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP tỉnh An Giang năm 2020. 

Báo An Giang
Đăng ngày 10/07/2020
Ngô Chuẩn
Chế biến

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 06:54 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 06:54 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 06:54 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 06:54 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 06:54 19/04/2024