Cổ phiếu thủy sản rớt giá hàng loạt

Nhiều cổ phiếu thủy sản giảm mạnh với nhiều mã trượt sàn. Vn-Index bị trừ 1,56 điểm, lùi về 485,66 điểm khi chốt phiên ngày 5/7.

cổ phiểu thủy sản
Vn-Index nhích nhẹ lên 487 điểm nhưng thanh khoản tại HOSE xuống thấp trong sáng 5/7. Ảnh: B.H

Trong phiên chiều, HOSE ghi nhận hơn 110 mã đi xuống. Nhóm thực phẩm đồ uống ồ ạt mất giá. Cổ phiếu thủy sản giảm mạnh so với phiên sáng. MPC, CMX rơi hết biên độ, HVG, AGF rớt 800-2.000 đồng một cổ phiếu. AAM, ACL, CLP, IDI, TS4, VTF... cũng mất điểm.

GAS - cổ phiếu vốn hóa lớn tại sàn TP HCM rớt 1.000 đồng. CSM, HAG, CII, REE giảm 300-400 đồng trong khi BVH, EIB, GMD, OGC, DRC, PGD trượt nhẹ.

CSM, DRC, VNM chào bán thỏa thuận giá trần hàng trăm nghìn đơn vị, MBB chào mua thỏa thuận 80.000 cổ phiếu giá trần. Tuy nhiên các mã này lại giao dịch thỏa thuận ở giá trần rất thấp. GAS, HPG, PET được khối ngoại gom 100.000-270.000 chứng khoán.

Khép phiên chiều, Vn-Index giảm 1,56 điểm, xuống 485,66 điểm, sang tay 38,3 triệu cổ phiếu, trị giá 621,88 tỷ đồng. HOSE thỏa thuận 1,1 triệu đơn vị, đạt 25,73 tỷ đồng.

Sàn Hà Nội lặp lại kịch bản phiên sáng. Xu hướng đi xuống lấn lướt các mã dầu khí. Sắc đỏ phủ rổ HNX30. Toàn sàn có hơn 150 mã không xác định giá, 91 mã giảm điểm. CSHB được khối ngoại gom 300.000 chứng khoán.

Đóng cửa, HNX-Index giảm 0,38 điểm, xuống 62,69 điểm, giao dịch 27,7 triệu đơn vị, trị giá 210,36 tỷ đồng. Cung cầu không gặp nhau khiến giao dịch tại HNX trầm lắng. DCS, PSG, PVL, SHN dư bán trần 240.000-600.000 cổ phiếu.

Mở cửa phiên giao dịch ngày 5/7, chỉ số chứng khoán sàn TP HCM nhích nhẹ nhưng thanh khoản yếu. Đợt 1, Vn-Index cộng 0,84 điểm, lên 488,06 điểm, mua bán hơn 830.000 cổ phiếu, ứng với 12,78 tỷ đồng.

Sang đợt 2, thị trường duy trì đà tăng nhẹ và bám trụ vùng 488-490 điểm. Rổ VN30 ghi nhận nhiều blue-chip đi lên. HSG tăng 1.100 đồng trong khi HPG, VIC, GMD, VNM tăng 400-1.000 đồng. HAG, OGC, SSI, DIG, PVD, REE, CTG, VCB tăng nhẹ 100-200 đồng.

Tuy nhiên, từ 10h45 trở đi, Vn-Index trượt dần xuống 487 điểm. Thanh khoản tại HOSE chưa có dấu hiệu khởi sắc. Sau 2 giờ đồng hồ giao dịch, toàn sàn TP HCM chỉ có duy nhất ITA khớp lệnh đạt hơn 1 triệu đơn vị. Khối ngoại không mặn mà gom hàng. PET được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất nhưng cũng chỉ sang tay hơn 140.000 cổ phiếu.

Càng về cuối phiên HAG, REE, PGD, EIB, CII, FPT càng suy yếu và lùi xa vạch tham chiếu. Các mã này lần lượt mất giá 100-300 đồng. Cùng bị Deutsche Bank AG, London Branch xả hàng, giảm tỷ lệ sở hữu từ ngày 26/6, sáng nay, bộ đôi VSH, HAG tăng giảm ngược chiều nhau, cộng trừ 200 đồng một cổ phiếu. Trong khi đó sau một tuần phát hành hơn 13 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, DIG đi ngang. Mã này chỉ giao dịch hơn 120.000 đơn vị.

Sáng nay cổ phiếu bất động sản phủ đầy sắc đỏ trong khi nhóm dầu khí theo chiều ngược lại. ASP, COM, PXM tăng trần, PVD và CNG tăng 200-600 đồng. Nhóm tài chính ngân hàng ngoại trừ EIB đỏ sàn, số còn lại đi ngang hoặc đi lên. HPG, VIS, BMC tăng nhẹ 400-500 đồng.

Kết phiên sáng, Vn-Index tăng 0,36 điểm, nhích nhẹ lên 487,58 điểm, sang tay 25,4 triệu cổ phiếu, tương đương 399,32 tỷ đồng.

Chỉ số sàn Hà Nội chìm trong sắc đỏ, rổ HNX30 suy yếu khi các mã lớn: ACB, AAA, LAS, PGS, VND đều đỏ sàn. KLS, PVX, SHB lần lượt khớp lệnh 1-1,2 triệu cổ phiếu. Nghỉ giữa phiên, HNX-Index giảm 0,43 điểm, tạm dừng ở 62,64 điểm, chuyển nhượng 17,5 triệu chứng khoán, ứng với 131,38 tỷ đồng.

Vnexpress
Đăng ngày 06/07/2013
hà thanh
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:35 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:35 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:35 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:35 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:35 27/11/2024
Some text some message..