Có thể ăn tôm hùm bệnh nhiễm vi khuẩn

Tôm hùm giá rẻ hay tôm bị bệnh chết bày bán trong chợ, trên đường phố nhưng không nguy hiểm nên có thể ăn được.

nuôi tôm hùm ở khánh hòa
Tôm hùm nuôi ở quanh đảo Bình Ba, Khánh Hòa - Ảnh: NH

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

“Chỉ khi nào tôm hùm bị bệnh do virus gây ra thì mới cần tiêu hủy, còn như hiện nay bệnh trên tôm hùm do vi khuẩn, nấm gây ra thì có thể dùng làm món ăn bình thường”, ông Trí nói.

Ông Trí cho biết, trong thời gian qua, do dịch bệnh trên tôm hùm bùng phát nên tại một số tỉnh thành, trong đó có TPHCM người dân bày bán tôm hùm ở trên đường thường là tôm chết do bệnh vi khuẩn, nấm nên người tiêu dùng có thể mua về chế biến để ăn mà không e ngại đến những vi sinh vật này tác động đến sức khỏe.

Theo bà Nguyễn Thị Ly Lan, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, Khánh Hòa cho biết, hiện giá tôm hùm (loại bị chết ngạt) là 600.000 đồng/kg, còn tôm hùm sống là 1,7 triệu đồng/kg. Thường tôm nuôi 18-20 tháng là có trọng lượng từ 800 gam đến 1,2 kg/con. Khoảng sau một năm tôm hùm có trọng lượng từ 300 đến 400 gam và có thể bán ra thị trường nếu tôm bị dịch bệnh.

Bà Lan cho biết, trong lứa tôm hùm trước gia đình bà thả nuôi 2.200 con tôm giống, sau gần 20 tháng chỉ thu hoạch được 900 con, còn lại là chết vì dịch bệnh.

Những bệnh thường gặp ở tôm hùm như đen mang, đỏ thân, bệnh sữa và xuất hiện quanh năm, đặc biệt là những tháng có mùa mưa. Theo ông Trí, hiện nguồn tôm hùm cung cấp cho các tỉnh miền Trung chủ yếu là đánh bắt từ ngoài tự nhiên.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về quy định các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm hùm nuôi trong đó cho phép người nuôi có thể đem bán tôm hùm bị chết do dịch bệnh ra ngoài thị trường.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó việc có dự thảo thông tư này là quá chậm, không theo kịp thình hình thực tế vì tình hình dịch bệnh trên tôm hùm trong vài năm qua và năm nào cũng có hiện tượng tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa, Phú Yên bị chết hàng loạt.

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Đăng ngày 24/09/2013
Ngọc Hùng
Ẩm thực

Ngày Tết ăn cá lóc nước rơm

Khi bạn quá ngán thịt thì cá là món thay thế đầu tiên trong suy nghĩ. Nếu bạn có một vài con cá lóc bạn sẽ làm món gì?

cá lóc nướng rơm
• 19:54 09/02/2024

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Gợi ý những món khô để nhâm nhi ngày cuối tuần

Cuối tuần là khoảng thời gian để gia đình, bạn bè hội họp để gặp gỡ nhau, vậy bạn đã chuẩn bị những món gì để chiêu đãi cả nhà đây ạ? Sau đây, Tép Bạc sẽ gợi ý cho bạn những món khô để nhậu nhâm nhi, góp phần tăng không khí vui vẻ và đầm ấm nhé!.

Món khô ngon
• 08:00 21/02/2024

Điểm danh các loài hải sản tươi sống làm Sashimi

Sashimi là một món ăn khá đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản. Không giống như Sushi với sự kết hợp đa dạng của nhiều nguyên liệu, Sashimi chỉ tập trung vào duy nhất một thành phần chính: hải sản tươi sống. Cùng Tép Bạc điểm danh các loại hải sản làm Sashimi ngon nhất Nhật Bản nhé.

Sashimi
• 10:26 17/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 21:02 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 21:02 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 21:02 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:02 29/03/2024