Coi chừng ngộ độc khi dùng cá nóc làm bài thuốc chữa bệnh

Cá nóc có khá nhiều công dụng trong chữa bệnh. Tuy nhiên, lại dễ gây ngộ độc với hậu quả khôn lường cho người sử dụng.

Coi chừng ngộ độc khi dùng cá nóc làm bài thuốc chữa bệnh
Ảnh minh họa: Jess McGlothlin Media/Fine Art America

Theo cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam"- NXB Khoa học và Kỹ thuật, cá nóc dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hà đồn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng thịt cá được chế biến rất cẩn thận và bỏ hết phần nội tạng gồm gan, mật, tim, thận, trứng, da và máu.

Thịt cá nóc có vị ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng từ thấp, giảm đau, sát trùng. Trước đây, ngư dân vùng biển quan niệm rằng ăn thịt cá nóc sẽ béo khỏe, chống mệt mỏi, đau nhức.

Mặc dù có khá nhiều công dụng hữu ích trong chữa bệnh, thế nhưng, ăn thịt cá nóc lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về ngộ độc với mức độ cao nhất có thể dẫn tới tử vong.

Chất độc của cá nóc có tên là tetrodotoxin, tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh của con đực và nhiều nhất là ở trứng cá của con cái. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.

Theo Tiến sĩ Trần Đáng, Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trên thế giới, người ta đã nghiên cứu chất tetrodotoxin để làm thuốc kích thích thần kinh, gây tê, gây mê, giảm đau, chữa một số bệnh tim mạch và ung thư. Chất tetrodotoxin có trong cơ thể cá nóc ở dạng tiền độc tố có tên là tetrodomin không độc, nhưng khi cá bị va đập hoặc bị ươn, chất này sẽ chuyển ngay thành tetrodotoxin rất độc.

Thực tế cũng chứng minh khi bắt được cá, ngư dân thường đập chết, làm va đập mạnh, làm cá ươn hoặc không loại bỏ hết phủ tạng lúc làm thịt, làm cho chất độc ngấm vào thịt cá (vốn không độc), do đó người ăn vào sẽ bi ngộ độc. Liều gây độc cho người bình thường là từ 1 – 4mg, tức chỉ cần ăn 10g thịt cá nóc có chất độc là đã bị ngộ độc. Sau khi ăn cá nóc có tetrodotoxin, chất độc hấp thụ nhanh qua dạ dày, đường ruột trong từ 5 – 15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 20 phút và thải trừ qua nước tiểu sau 30 phút đến vài giờ. Triệu chứng ngộ độc là liệt trung khu thần kinh thị giác, thần kinh vận động, rồi đến trung khu hô hấp và tim mạch. Biểu hiện đầu tiên là tê miệng lưỡi, tay chân, sau đến cảm giác chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mặt ửng đỏ, toát mồ hôi, đau bụng, nôn mửa, mệt lả, co giật, cứng hàm và lưỡi. Cuối cùng, toàn thân người bị ngộ độc sẽ suy sụp, da tím tái, nhiệt độ hạ và huyết áp giảm, khó thở, dẫn đến trụy tim mạch, ngừng thở và tử vong.

Hơn nữa, chất độc của cá nóc có sức bền vững cao: Ngâm vào dung dịch acid chlohydric 0,2 - 0,5% trong khoảng 8 giờ mới bị phá hủy, đun sôi ở 100 độ C trong 6 giờ mới giảm được một nửa. Ở 200 độ C, phải mất 10 phút, độc tố mới bị khử hoàn toàn. Do đó, cách nấu cá nóc theo dân gian không thể làm cá mất chất độc được.

Hiện nay, ở Việt Nam, số vụ và người chết vì ngộ độc cá nóc đang ngày một tăng. Theo đó, tỷ lệ tử vong do ngộ độc cá nóc ngày càng cao, lên đến 60%. Những vụ ngộ độc cá nóc thường xuyên xảy ra ở các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, thậm chí ở cả Hà Nội và một số tỉnh khác do ăn cá nóc phơi khô. Các vụ ngộ độc thường bắt nguồn từ việc tự đánh bắt chiếm 86%, mua 14%, sử dụng cá tươi 90%, cá khô 56% và nước mắm 27%.

Cách xử trí ngộ độc cá nóc (theo quyết định của Bộ Y tế ngày 21/2/2002): Khi có dấu hiệu tê môi, tê tay ở người bị ngộ độc, lập tức gây nôn và cho uống than hoạt với liều 30g/250ml nước sạch cho người lớn, 25g/100 – 200ml nước sạch cho trẻ em từ 1 – 12 tuổi, 1g/50ml nước sạch cho trẻ dưới 1 tuổi. Có thể cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống một lọ than hoạt dưới dạng nhũ 30ml. Sau khi tiến hành các bước trên, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Uống than hoạt sớm trong vòng 1 giờ sau khi ăn cá sẽ có hiệu quả giải độc cao và khi nạn nhân đã hôn mê hoặc rối loạn ý thức, chỉ còn cách thổi ngạt vào miệng mũi.

Theo các chuyên gia y tế, để đề phòng ngộ độc cá nóc, người dân nên thực hiện một số nguyên tắc sau:

- Tốt nhất là không nên ăn cá nóc dù đã chế biến rất cẩn thận.

- Không phơi cá nóc làm cá khô, không làm chả cá nóc hay bột cá nóc để ăn và để bán.

- Khi đi biển đánh cá, mỗi gia đình nên có một túi cấp cứu gồm than hoạt (bột hoặc nhũ) và thiết bị hô hấp nhân tạo.

VTV
Đăng ngày 23/09/2018
Nguyễn Liên
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:04 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:04 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:04 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:04 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:04 22/11/2024
Some text some message..