Côn trùng đẻ "trứng vàng" bị bỏ quên

Theo GS.TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, vì tập trung nuôi gia súc, gia cầm... nên nhiều người chưa nghĩ tới việc nuôi bướm, nuôi kiến, cá ngựa sinh sản... Đây là những loài côn trùng vừa dễ nuôi, ít tốn thời gian, diện tích, lại có thêm cho thu nhập.

Nuôi rắn mối được xem là mô hình "nuôi hàng độc" hiếm có.
Nuôi rắn mối được xem là mô hình "nuôi hàng độc" hiếm có.

Có của không biết dùng

Hiện chưa có công bố chính thức bao nhiêu loài côn trùng ở Việt Nam đã được xác định, nhưng ước tính không thể dưới 100.000 loài, trong đó nhiều loài còn là loài mới cho khoa học. Số lượng loài côn trùng ở nước ta đã định loại được có thể vào khoảng 7.000 loài, trong đó chỉ có chừng 5 - 8% là các loài gây hại.

Nếu người dân biết khai thác hợp lý tài nguyên côn trùng sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Vì chỉ tính riêng trong lĩnh vực y học cổ truyền, côn trùng là một nguồn dược liệu vô cùng quý giá. Có tới hơn 40 loài côn trùng là vị thuốc trong các bài thuốc Đông y. Theo kinh nghiệm dân gian, côn trùng được sử dụng như loại thực phẩm bổ âm tráng dương có tác dụng tăng lực.

Côn trùng còn được biết đến là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, côn trùng có độ đạm cao. Ví dụ, 100g châu chấu có tới 24,3g protein; 100g nhộng cung cấp 13g protein. Nếu so sánh với những loại đạm chuẩn như thịt gà thì lượng đạm trong loài côn trùng như châu chấu còn cao hơn trong thịt gà (100g thịt gà nạc có 20,3g protein (ít hơn so với châu chấu), cung cấp năng lượng 199kcal.

Ngoài ra, côn trùng còn giàu hàm lượng canxi và vi khoáng: 100g châu chấu cung cấp 210mg canxi, cao gần 10 lần so với thịt gà, thịt lợn (100g thịt gà nạc cung cấp 12mg canxi, 200mg phospho).

Trong khi nước ngoài rất biết khai thác thế mạnh từ côn trùng, thì ở nước ta, việc tận dụng côn trùng gần như ít được chú ý. Hiện nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào việc nuôi ong, nuôi tằm, nuôi cánh kiến... Thực tế, việc nhân nuôi bò cạp, cà cuống, dế đã được một số người thực hiện thành công. Tuy nhiên, số lượng này còn ít, mang tính tự phát và chưa thật sự bền vững. Một phần vì người dân chỉ chọn món ăn từ côn trùng theo "mốt" chứ chưa thật sự hiểu về thức ăn côn trùng.

Ngoài ra, việc nhân nuôi không bền vững, khiến cho ngay cả nếu cung phát triển thì cầu cũng không đáp ứng kịp. Điều này cho thấy, việc khai thác tài nguyên côn trùng không có cơ sở khoa học và không xây dựng được một nghề, một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh.

Đẩy mạnh nhân nuôi

Hiện nay, những nghiên cứu về côn trùng ở nước ta còn hạn chế. Ví dụ, trong lĩnh vực y học dân tộc cổ truyền, các sản phẩm từ côn trùng vẫn chỉ nằm dưới dạng các bài thuốc dân gian chứ chưa có những công trình nghiên cứu khoa học bài bản, nghiêm túc để đánh giá hết khả năng của côn trùng.

Điều quan trọng lúc này là phải có những chương trình điều tra, nghiên cứu một cách cụ thể. Phải hiểu rằng, việc nhân nuôi côn trùng là không khó  so với nuôi gà, nuôi lợn.

Việc phát triển mô hình nhân nuôi côn trùng sẽ mang lại nhiều lợi ích như bảo tồn sự đa dạng sinh học, người dân có thêm nghề mới, xóa đói giảm nghèo ở những vùng đất đai cằn cỗi, cung cấp nguồn thực phẩm cũng như nguyên liệu làm thuốc cho xã hội. Tuy nhiên, nuôi con gì, cần phải có những nghiên cứu cụ thể, tránh nhân nuôi một cách ồ ạt thiếu cơ sở khoa học và công nghệ.

Tại các nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức,Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Australia... đã có những cửa hiệu buôn bán côn trùng và những sản phẩm được làm từ côn trùng. Một con bọ kìm (Lucanidae, Coleoptera) có giá tới 88.000USD. Ở Việt Nam, năm 1994, người Nhật Bản đã mua một con bướm phượng 10 đuôi (Teinopalpus imperialis Hope) với giá 1.000USD. Chỉ tính riêng ở Mỹ hằng năm đạt 125 triệu USD nhờ kinh doanh từ các sản phẩm liên quan đến côn trùng.

 

kienthuc.net
Đăng ngày 23/11/2012
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 08:43 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 08:43 24/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 08:43 24/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 08:43 24/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 08:43 24/01/2025
Some text some message..