Công dụng tuyệt vời của Synbiotics với sức khỏe tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu gần đây cho thấy 1 sự kết hợp của synbiotic không chỉ có tác động kích thích sự tăng trưởng của tôm mà còn giúp cải thiện đường ruột của tôm theo hướng có lợi giúp tôm có khả năng chống lại các vi khuẩn hại một cách hiệu quả.

Công dụng tuyệt vời của Synbiotics với sức khỏe tôm thẻ chân trắng
Ảnh: bringmethenwes

Ngày nay, khái niệm về Synbiotics không còn quá xa lạ với người nuôi. Chúng được tạo thành dựa trên sự kết hợp giữa Prebiotics và Probiotics. Trong đó, Probiotics chính là những vi khuẩn tốt, có vai trò tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Còn Prebiotics là thức ăn lý tưởng cho các vi khuẩn tốt này sinh sôi và gia tăng dân số. Việc bổ sung Synbiotics sẽ giúp cơ thể hình thành một hệ thống vi khuẩn tốt hùng hậu, khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả. Tại Việt Nam, một số sản phẩm vi sinh kết hợp với các nhóm carbohydrate như là một sự phối hợp hoàn hảo cho động vật thủy sản được người nuôi ủng hộ rất cao. 

Nghiên cứu này của các nhà khoa học nhằm nghiên cứu một sự kết hợp cộng sinh giữa probiotic là Lactobacillus plantarum 7-40 và một trong ba loại prebiotics là fructooligosaccharide (FOS), galactooligosaccharide (GOS) và mannan oligosaccharide (MOS). 

Khi phân tích cho sự phát triển tốt nhất trong điều kiện thí nghiệm, các nhà khoa học đã được quan sát thấy khi Probiotic được nuôi cấy trong môi trường có chứa FOS hoặc GOS là phát triển tốt nhất. Phân tích hoạt động enzyme cho thấy rằng GOS gây ra các hoạt động cao nhất của enzyme protease và β ‐ galactosidase của vi khuẩn Lactobacillus plantarum. Do đó Galactooligosaccharide giúp vi khuẩn có lợi tiết ra những enzyme có hoạt lực mạnh phục vụ cho hoạt động tiêu hóa của động vật. 

Dựa trên những phát hiện này, các nhà khoa học đã chọn probiotic + GOS làm nhân tố kết hợp để đánh giá khả năng thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei

Tác động của Lactobacillus plantarum + galactooligosaccharide (GOS) trên tôm

Bốn chế độ ăn khác nhau của tôm đã được bố trí bao gồm: chế độ ăn không có GOS hoặc probiotic (đối chứng), 0,4% GOS (PRE) và 108 CFU/kg probiotic (PRO) và 0,4% GOS kết hợp với probiotic 108 CFU/kg (SYN). Tôm được nuôi tôm trong 60 ngày và sau đó hiệu suất tăng trưởng, hệ vi khuẩn đường ruột (bao gồm tổng số Vibrio, VBC và vi khuẩn axit lactic, LAB) và enzyme tiêu hóa (bao gồm protease, leuaminopeptidase và β ‐ galactosidase) đã được đánh giá. 

Kết quả cho thấy tốc độ tăng trọng của tôm cho ăn SYN có WG cao hơn đáng kể so với nhóm tôm khác (p <0,05). Ngoài ra, tôm nuôi SYN có hoạt tính LAB và protease, leu-aminopeptidase và β ‐ galactosidase cao hơn đáng kể (p <0,05) so với nhóm đối chứng. Số lượng Vibrio (VBC) thấp nhất cũng được quan sát thấy trong ruột của tôm nuôi SYN. Những điều này cho thấy khi bổ sung L. plantarum kết hợp với Galactooligosaccharide không chỉ có tác động kích thích sự tăng trưởng của tôm mà còn giúp cải thiện đường ruột của tôm theo hướng có lợi giúp tôm có khả năng chống lại các vi khuẩn hại một cách hiệu quả.

 

Từ kết quả phân tích trên, các nhà khoa học đề nghị kết hợp Lactobacillus plantarum + GOS có thể được sử dụng như một chất hiệp đồng hoàn hảo trong thức ăn của tôm. Giúp kích thích tăng trưởng của tôm và tăng cường sức khỏe đường ruột một cách hiệu quả hơn. Qua đó cho thấy xu hướng kết hợp giữa vi sinh có lợi và các hợp chất prebiotics là một hướng đi chính xác và hứa hẹn mang lại hiểu quả cao cần được nhân rộng trong tương lai tại Việt Nam. 

Tác giả: Theo Truong‐Giang Huynh, Chia‐Chun Chi, Thanh‐Phuong Nguyen, Tran‐Thi‐Thanh, Hien Tran, Ann‐Chang Cheng, Chun‐Hung Liu
Đăng ngày 14/05/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:45 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 15:45 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 15:45 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 15:45 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 15:45 18/04/2024