Công nghệ lập hải đồ

Công nghệ thiết lập bản đồ đáy biển ngày nay cũng được các nước có nền công nghệ hải dương quan tâm. Thay vì chụp ảnh, người ta sử dụng nhiều thiết bị đo sâu đa tia, thiết bị đo dòng chảy (sóng ngầm) cùng nhiều máy hiển thị, chỉnh sửa số hóa hiện đại.

hải đồ
Tàu biển gắn sonar đa tia quét đáy biển

Thiết lập bản đồ (hải đồ) đáy biển khó khăn hơn nhiều, vì không thể “nhìn” đo đạc xa, khảo sát, đối sánh, trực tiếp quan sát chỉnh sửa, mà chủ yếu thông qua số liệu đo đạc để “dựng” hải đồ.

Các nhà biên vẽ bản đồ đáy biển phải sử dụng định vị vệ tinh DGPS, RTK; hệ thống đo sâu hồi âm đa tia; hệ thống quét biển Side Scan Sonar; phần mềm biên tập bản đồ điện tử IHO; phần mềm biên tập bản đồ thủy âm...

Sonar là thiết bị đo âm thanh dưới nước được công nhận rộng rãi như là một phương tiện đáng tin cậy và hiệu quả để lập bản đồ đáy biển.

Hệ thống đo sâu đa tia vùng nước sâu có khả năng đo sâu tới 5.000m; hệ thống đo sâu đa tia vùng nước nông; hệ thống GPS RTK có độ chính xác bằng 10mm.

Hệ thống sonar có thể được sử dụng để lập bản đồ ở độ sâu từ 1m đến hàng ngàn mét, ở cả vùng biển trong hoặc đục.

Chuyên viên phân tích và giải đoán dữ liệu sonar đòi hỏi có trình độ tiếp cận đa ngành như vật lý, vật lý hải dương học, sinh học, thiết bị đo đạc, và kỹ năng xử lý dữ liệu.

Sonar đa tia có khả năng cung cấp số liệu địa hình đáy biển với dải quét rộng có độ phân giải và độ chính xác cao theo nguyên lý đo giao thoa pha tín hiệu. Có loại máy độ rộng góc quét tối thiểu tới 160 độ; độ rộng tối đa của dải quét ngang tới 780m .

Phần mềm của nó có khả năng thu nhận và xử lý tín hiệu sonar trên màn hình, từ phần mềm phân tích, phân loại, ghép mảnh và thành lập bản đồ cấu trúc đáy biển.

Những phần mềm đó biết lập kế hoạch khảo sát lập tuyến đo, lập khu vực khảo sát, xác định tuyến… Truyền số liệu sang hệ thống bên ngoài khi có yêu cầu.

Từ các số liệu đạc biển, căn cứ vào hải đồ có số liệu tọa độ định vị thống nhất, các kỹ thuật viên biên tập thành “dáng đáy, khe sâu” dòng hải lưu trên bản đồ biển, dạng giấy, dạng số hóa, tích hợp vào các phần mềm chuyên dùng. Nhờ đo đa kênh, lệch tia, nên bản đồ đáy biển có thể thiết lập dạng 3D, các máy dựng 3D có thể tái hiện địa hình dưới nước rất gập ghềnh khúc khuỷu, trung thực với thực địa.

Để sử dụng các thiết bị này hiệu quả, phải có tàu khảo sát đo đạc biển có lượng giãn nước từ nhỏ đến hàng ngàn tấn gắn máy đo sâu, chạy ổn định, đo liên tục một vùng biển rộng. Công việc phải tiến hành nhiều năm, có thể phải “quét” đi ,quét lại, vì đáy biển cũng thay đổi theo dòng chảy và hệ sinh vật, biến đổi địa chấn…

Có nhiều phương pháp chỉnh sửa bản đồ đáy biển, nhưng phương pháp cơ bản vẫn là so sánh, đối chứng, chỉnh chuẩn tọa độ…Có thể thiết lập bản đồ đáy biển với nhiều tỷ lệ khác nhau.

Với lực lượng tàu ngầm, người chỉ huy có bản đồ đáy biển sẽ giúp cho việc bố trí đội tàu phục kích, đón lõng tàu ngầm đối phương ở những vùng hiểm yếu, giữ kín lực lượng bất ngờ tiến công.

Mặt khác nhờ có bản đồ chính xác, phán đoán được luồng lạch đối phương sẽ di chuyển dưới nước. Bởi đáy biển cũng có khe sâu, mỏm ngầm, dòng chảy, nhiệt độ từng vùng đại dương khác nhau, như trên lục địa.

báo Chính phủ
Đăng ngày 15/07/2013
trung ninh
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 02:31 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 02:31 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 02:31 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 02:31 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 02:31 28/12/2024
Some text some message..