Công nghệ nhà kính giúp người nuôi tôm tăng hiệu quả kinh tế

Mặc dù nhiệt độ ngoài trời lạnh, nhưng những con tôm được nuôi tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Việc chăm sóc cũng đơn giản, chỉ một công nhân cũng có thể đảm đương cả ao nuôi diện tích 2.000 m2 nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm.

Nuôi tôm công nghệ cao
Cách làm này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà quan trọng là tăng thêm được hai vụ nuôi lên bốn vụ.

Đến huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình vào những ngày cuối tháng ba, khi trời vẫn se lạnh, những người làm nghề nuôi tôm lâu năm ở đây cho biết, nhiệt độ thấp khiến khả năng bắt mồi, tiêu hóa thức ăn và sức đề kháng của tôm sẽ giảm. Trời lạnh cũng là điều kiện tốt cho vi khuẩn, vi-rút nhất là vi-rút đốm trắng gây bệnh phát triển khiến việc chăm sóc, nuôi tôm vào thời tiết lạnh rất khó khăn.

Tuy nhiên, khi có mặt tại ao nuôi của anh Đỗ Quang Bốn thì mọi việc lại khác hẳn nhờ thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong nhà kính theo hướng ứng dụng công nghệ cao” do Sở KH&CN tỉnh phối hợp Doanh nghiệp Phương Nam do anh làm chủ thực hiện.

Trong ao nuôi của mình, anh Đỗ Quang Bốn thiết kế đổ bê tông xuống đáy ao theo hình lòng chảo, phần đáy được cài đặt hệ thống sục nhằm cung cấp dưỡng khí 24/24 giờ cùng một hố gas để xả cặn hàng ngày. Phần mái ao được anh lợp nhựa bảo đảm che mưa và giữ nhiệt, phía trên là lớp màn che nắng cơ động có nhiệm vụ điều chỉnh ánh sáng khi cần. Ngoài hệ thống cửa sổ thông gió và hệ thống quạt sóng mặt ao, anh Bốn còn cài đặt thêm thiết bị đo độ pH, nhiệt độ nước, đặc biệt là hệ thống máy tự động cho tôm ăn với các chế độ được lập trình theo nhu cầu ăn trong từng giai đoạn phát triển của tôm.

Với diện tích mặt nước 2.000 m2, áp dụng mô hình nuôi tôm của gia đình anh Bốn, dù thời tiết đang là mùa lạnh và không thuận lợi cho việc nuôi tôm nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao, mỗi vụ thu hoạch cho sản lượng từ 3 - 4 tấn.

Anh Đỗ Quang Bốn chia sẻ, để xây dựng được mô hình nuôi tôm này cũng không phải một sớm một chiều, phải thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau, bắt đầu từ mô hình nhỏ rồi tới lớn. Để có được thành công này, phải mất 3 - 4 năm hoàn thiện mới có được cái nhà kính nuôi tôm như thế này.

Nhờ chủ động thực hiện việc kiểm soát nhiệt độ, môi trường nên việc nuôi tôm theo công nghệ này không chỉ giảm bệnh dịch, giúp người nuôi tôm bảo đảm an toàn sản xuất, chủ động được thời điểm thu hoạch mà còn giải quyết được cả hai mục tiêu là năng suất và chất lượng tôm thương phẩm.

Ngoài ra, để giảm bớt thời gian giai đoạn nuôi ao, anh Bốn còn kết hợp phương thức “nuôi liên hoàn từ bể ương ra ao nuôi thương phẩm”. Sự kết hợp giữa phương thức này với việc nuôi tôm trong nhà kính theo hướng công nghệ cao đã giúp Doanh nghiệp Phương Nam đưa từ hai vụ nuôi/năm với trọng lượng tôm thương phẩm từ 70 - 75 con/kg theo phương pháp nuôi cổ truyền lên bốn vụ nuôi/năm, trọng lượng tôm là 30 - 35 con/kg sau 105 ngày nuôi... Ngoài ra, để hỗ trợ người nuôi tôm, anh Bốn còn phối hợp Sở KH&CN Thái Bình triển khai mô hình hợp tác – liên doanh liên kết với các hộ nuôi khác.

Ông Phạm Xuân Thảo, Trưởng phòng Quản lý KH&CN cơ sở, Sở KH&CN Thái Bình cho biết, tạo ra cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp phát triển, mở rộng mô hình và liên kết với các hộ nuôi trồng, để chính doanh nghiệp chuyển giao công nghệ tới các hộ nuôi trồng, sau đó doanh nghiệp đứng ra thu mua sản phẩm tôm thương phẩm của các hộ đó.

Được biết, nhờ phối hợp chặt chẽ trong cách thực hiện với Sở KH&CN, tới nay tổng diện tích “nuôi tôm liên kết” trong nhà kính giữa Doanh nghiệp Phương Nam với các hộ nuôi trồng ở Thái Thụy đã lên tới hơn 10 ha và đang tiếp tục mở rộng sang các xã thuộc hai huyện ven biển Thái Bình.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đặc biệt, thủy hải sản thường dễ bị tổn hại bởi các yếu tố biến đổi bất lợi của môi trường tự nhiên khiến nghề nuôi các giống hải sản như tôm luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, mô hình công nghệ nuôi tôm trong nhà kính cùng sự liên kết hợp lý giữa doanh nghiệp và ngư dân ở huyện Thái Thụy đang mở ra một hướng mới cho việc khai thác hiệu quả hơn tiềm năng kinh tế biển của tỉnh Thái Bình.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 10/04/2017
Doãn Bách
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 08:57 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:57 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 08:57 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:57 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 08:57 06/11/2024
Some text some message..