Công nghệ sấy giòn đưa cá cơm sông Mekong đi khắp cả nước

Mỗi lọ cá cơm sấy giòn bảo quản được 6 tháng, thuận tiện cho vận chuyển toàn quốc.

Công nghệ sấy giòn đưa cá cơm sông Mekong đi khắp cả nước
Phân loại cá cơm sau khi làm nguội. Ảnh: Bizmedia

Dòng Mekong vốn nổi tiếng với nhiều loại cá, tôm đặc sản, trong đó có cá cơm sông. Nằm ở hạ lưu sông Mekong, nơi cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền, hàng năm, từ khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch tới gần Tết cũng là thời điểm người Tiền Giang đánh bắt cá cơm sông. Cá dầy mình, thịt trắng, béo, bùi, thơm, khác hẳn với cá cơm đánh bắt từ biển.

Khi cá cơm tươi kho lạt, kho tiêu, chiên giòn, phơi khô, làm mắm không hết, người miệt vườn Cửu Long nghĩ ra món sấy giòn, đóng hộp, bảo quản tới nửa năm để vận chuyển đi xa.


Cá cơm sông Mekong sấy giòn. Ảnh: Bizmedia

Cách chiên giòn sao cho cá không quá khô, không ngấy dầu mỡ, vẫn còn nguyên vị ngọt của thịt, thêm mùi thơm của bột chiên, vừa miệng nhờ gia vị và giữ được độ giòn tan là bí quyết của từng người nội trợ.

Bà Võ Thị Thu Vân (ấp Khu Phố, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) bắt đầu làm quy mô lớn và bán cá cơm chiên giòn cách đây hơn 10 năm. Từ bí quyết khéo nay nội trợ, bà nhân lên thành món đặc sản đến nay đã bán rộng tới miền Trung, miền Bắc.

Cá cơm bà mua từ ghe đánh bắt về được rửa sạch, ướp muối, bột ngọt, bột chiên rồi đem chiên vàng, để ráo dầu. Sau đó, cá được đưa ra làm nguội, phân loại lại rồi mới đóng gói. Do không chứa chất bảo quản nên sản phẩm có thể dùng trong 6 tháng.


Không chứa chất bảo quản, cá cơm sấy giòn có thể bảo quản được 6 tháng. Ảnh: Bizmedia

Mỗi năm, chỉ riêng cá cơm, cơ sở của bà Vân cung ứng 50-60 tấn sản phẩm cho các siêu thị trong cả nước như Co.op Mart, Big C, Lotte, Aeon, E-mart, Auchan.

Để vào được siêu thị, tiêu chuẩn đầu tiên là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở hiện còn tạo thêm việc làm cho khoảng 10 lao động địa phương. Nhà xưởng đều lát, ốp gạch men trắng, đạt tiêu chuẩn loại B năm 2018 về cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Trước kia, cá cơm được chiên trên chảo, dù đã lắp hút mùi, quạt nhưng vẫn nóng bức. Hơi dầu bốc lên làm công nhân mệt ảnh hưởng tới sức khỏe người làm, sản lượng lại không nhiều", bà Vân kể lại. Dần dà, bà được khách hàng, đối tác và cán bộ bên Sở Nông nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ mới chuyển đổi mô hình sản xuất và nhà xưởng sang hướng sử dụng máy móc đảm bảo tiêu chuẩn.

Hơn một năm nay, bà đầu tư hệ thống máy chiên chân không, công suất 250 kg thành phẩm mỗi ngày, tổng kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng, trong đó Trung tâm Khuyến công Quốc gia hỗ trợ không hoàn lại 300 triệu đồng. Máy có khả năng tách dầu thừa trên cá sau khi chiên, sản phẩm tốt hơn.

"Một cái máy làm bằng ba nhân công, lại tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, sức khỏe công nhân lại được đảm bảo", bà Vân chia sẻ. Sẵn hệ thống máy móc, ngoài làm cá cơm, bà Vân còn làm thêm nhiều sản phẩm khác như mực, ghẹ, cá chỉ vàng, cá bống…

VnExpress
Đăng ngày 31/07/2018
Hải Anh
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 13:54 06/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 13:54 06/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 13:54 06/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:54 06/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 13:54 06/12/2024
Some text some message..