Công nghệ theo dõi mới hỗ trợ bảo tồn cá heo

Các thiết bị ghi sinh học tùy chỉnh được sử dụng trong thí nghiệm giúp cung cấp cái nhìn mới, sâu sắc hơn về hoạt động bơi lội của cá heo và các nhu cầu sử dụng năng lượng của chúng.

Cá heo
Thiết bị ghi sinh học có thể được sử dụng để ước tính lượng năng lượng mà cá heo sử dụng khi bơi.

Thiết bị theo dõi hoạt động thế nào?  

Giống như một chiếc đồng hồ thông minh có thể cho người đeo biết họ tiêu thụ bao nhiêu calo trong khi tập thể dục, dữ liệu từ thiết bị đeo trên cá heo giờ đây có thể được sử dụng để ước tính lượng năng lượng mà cá heo sử dụng khi bơi. 

Các kỹ sư của Đại học Michigan, phối hợp với các chuyên gia về động vật có vú ở biển tại Dolphin Quest Oahu, đã dẫn đầu việc phát triển các cảm biến đeo được cho động vật có vú ở biển để theo dõi chuyển động và hành vi của chúng nhằm tăng cường nỗ lực bảo tồn biển cho những loài động vật này. 

Cá heo và các sinh vật biển khác bị ảnh hưởng bởi sự xáo trộn của con người trong môi trường sống của chúng, bao gồm biến đổi khí hậu, hoạt động khai thác quá mức, ô nhiễm tiếng ồn do vận chuyển, xây dựng, thăm dò dầu mỏ và hoạt động của hải quân. Những kiểu nhiễu loạn này có thể làm gián đoạn hành vi quan trọng của động vật như tìm kiếm bạn đời và giao lưu.

Tuy nhiên, việc đo lường nhiễu loạn là một thách thức vì cá heo là động vật sống dưới nước. Giờ đây, với các thẻ ghi nhật ký sinh học tùy chỉnh (có chức năng giống với thiết bị theo dõi thể dục của con người) các nhà nghiên cứu đã có thể đo lường chuyển động của động vật trong hàng nghìn lần bơi của chúng.  

Quá trình nghiên cứu 

Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng dữ liệu trên thẻ để đo lường hoạt kiếm động kiếm ăn, số lượng con mồi được tiêu thụ trong một ngày và tiến hành ước tính lượng năng lượng mà cá heo sử dụng trong quá trình di chuyển cần thiết để săn mồi. Điều này rất quan trọng đối với công tác bảo tồn, các nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp của họ để ước tính năng lượng được sử dụng khi những động vật này bị quấy rầy từ những tác động bên ngoài. 

Cá heo bơiTrong tương lai có thể dẫn đến một loạt nghiên cứu mới về theo dõi sức khỏe thể chất của quần thể cá heo. Ảnh: mobillegends.net

Trong thí nghiệm mới này, các nhà nghiên cứu đã có thể phát triển các ước tính về năng lượng bị tổn thất từ dữ liệu thẻ bằng cách làm việc với các cộng tác viên con người và động vật của họ tại Dolphin Quest. 

Trong môi trường độc đáo này, các nhà nghiên cứu có thể tiến hành các thử nghiệm bơi lặp lại với nhiều tốc độ khác nhau nhằm tạo ra dữ liệu cần thiết cho việc ước tính mức năng lượng mà cá heo tiêu thụ khi chúng bơi.  

Thẻ dữ liệu nằm giữa lỗ thổi và vây lưng của cá heo, được gắn với các giác hút, ở nơi đó thiết bị tiến hành đo tốc độ, nhiệt độ, áp suất và chuyển động của cá heo, 6 con cá heo đã tham gia vào cuộc thử nghiệm. Giống như việc thu thập dữ liệu với con người, các loài động vật có thể tự do từ chối tham gia bất cứ lúc nào. 

Trong thử nghiệm, chúng bắt đầu từ trạng thái nghỉ ngơi tại một bến tàu nổi, sau đó bơi một vòng 80m dưới nước xung quanh một trong những chuyên gia và quay trở lại bến tàu (với tốc độ lên tới 21 km/h). 

Trong quá trình bơi tự do, cá heo không nhận được bất kì sự hướng dẫn nào, dữ liệu được ghi nhận trong khoảng thời gian từ 9,5 - 24 giờ. Trong khoảng thời gian 24 giờ, một trong những con cá heo được theo dõi đã bơi hơn 70 km. Những dữ liệu này có thể được sử dụng cho một nghiên cứu điển hình về hoạt động hàng ngày và nhu cầu năng lượng của một con cá heo mũi chai. 

Phương pháp nghiên cứu dựa vào dữ liệu trên thẻ ghi có thể áp dụng phổ biến cho cả động vật trong môi trường được quản lý và môi trường tự nhiên. Đồng thời, trong tương lai có thể dẫn đến một loạt nghiên cứu mới về theo dõi sức khỏe thể chất của quần thể cá heo, từ đó sẽ cho biết chúng ta với tư cách là con người đang ảnh hưởng đến chúng như thế nào.  

Từ góc độ công nghệ, hy vọng các nhà khoa học sẽ nhìn thấy tiềm năng của cảm biến tốc độ trên thẻ chuyên dụng và tích cực theo đuổi, đấy mạnh nghiên cứu, phát triển các cảm biến tốc độ thích ứng, mở rộng việc giám sát năng lượng cho nhiều loại động vật biển hơn nữa. 

Đăng ngày 29/01/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Sinh vật biển tiềm năng trong y học

Ý tưởng hiện đại về việc điều trị bệnh tật của con người bao gồm các sản phẩm tự nhiên có cấu trúc và chức năng đặc biệt có nguồn gốc từ động vật không xương sống biển.

Sinh vật biển
• 11:00 03/03/2025

Các công nghệ chủ chốt thúc đẩy sự thay đổi trong thủy sản

Điểm danh một số công nghệ chủ chốt trong nuôi trồng thủy sản hiện nay

Ao nuôi tôm
• 10:29 03/03/2025

San hô và các hợp chất chuyển hóa giàu hoạt tính sinh học

San hô thuộc lớp Anthozoa trong ngành Coelenterata là động vật không xương sống đáy biển chiếm ưu thế nhất, chủ yếu sống ở các vùng biển nhiệt đới. Có hơn 6100 loài trên toàn thế giới và 496 loài trong số đó được tìm thấy ở Biển Đông.

San hô
• 10:12 28/02/2025

Vai trò của các công nghệ giám sát và quản lý tài nguyên thủy sản

Công nghệ giám sát và quản lý tài nguyên thủy sản đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bền vững và hiệu quả trong ngành thủy sản. Nhờ vào các công nghệ hiện đại, việc giám sát, quản lý và bảo vệ tài nguyên thủy sản trở nên chính xác, hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Ao tôm
• 10:16 26/02/2025

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 01:18 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 01:18 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 01:18 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 01:18 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 01:18 18/03/2025
Some text some message..