Công thức mới góp phần cải thiện màu sắc và hỗ trợ tăng trưởng trên tôm nuôi

Bài viết giới thiệu một công thức mới góp phần cải thiện màu sắc và hỗ trợ tăng trưởng trên tôm nuôi.

Công thức mới góp phần cải thiện màu sắc và hỗ trợ  tăng trưởng trên tôm nuôi
Bột Krill.

Cải thiện màu sắc nhờ bổ sung astanxanthin

Màu sắc trên tôm ngoài việc biểu thị tình trạng sức khỏe còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của tôm. Màu sắc quyết định giá tôm trên thị trường, nơi tôm được phân loại và đánh giá dựa trên màu sắc của chúng, tôm có màu đỏ đẹp sau khi luộc chín được coi là chất lượng cao hơn và được người tiêu dùng chấp nhận hơn. Vì vậy màu sắc cũng là một trong những yếu tố quyết định đến giá cả tôm nuôi, đặc biệt là ở tôm Sú (P. monodon).

Màu sắc của tôm chủ yếu phụ thuộc vào sự hiện diện định tính và định lượng của các sắc tố (đặc biệt là astaxanthin) có trong vỏ và cơ thể tôm. Astaxanthin là chất chủ yếu tạo nên màu đỏ trên tôm. Thực tế cho thấy, tôm sú bị thiếu hụt astaxanthin sẽ gây ra hội chứng màu xanh, làm cho tôm có màu sắc nhợt nhạt dẫn đến giá bán không cao. Các loài giáp xác nói chung và tôm nói riêng không thể tự tổng hợp được Astaxanthin, chúng phải lấy từ các nguồn bên ngoài như thức ăn được cung cấp hoặc thông qua môi trường sống tự nhiên (vi khuẩn, tảo, nấm…). 

Với điều kiện nuôi công nghiệp mật độ cao hiện nay, việc bổ sung astaxanthin vào thức ăn là thật sự cần thiết. Điều này sẽ giúp tôm tạo được màu sắc và nâng cao giá trị cho sản phẩm.

Những báo cáo trước đây cho thấy chế độ ăn bổ sung astaxanthin vào chế độ ăn tôm thẻ có vai trò trong việc cải thiện hiệu suất tăng trưởng, kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng với mầm bệnh (H Wang, 2015), nâng cao tỉ lệ sống của tôm thông qua việc tăng khả năng chống chịu stress (như tress do độ mặn thấp (Xie S, 2018) và căng thẳng do oxy hòa tan thấp (J. Zhang,2013). Khi bổ sung astanxanthin vào chế độ ăn tôm sú giúp tăng trọng, tăng tốc độ tăng trưởng, cải thiện các thông số miễn dịch (WEN Weigeng, 2011) và giúp tôm chống chịu stress do amoniac (Chih-Hung Pan,2003).

Cải thiện dinh dưỡng cho tôm nhờ bổ sung bột krill

Krill là thuật ngữ chỉ những loài giáp xác cực nhỏ thu hoạch trong vùng biển Nam Cực và được chế biến trong vòng một giờ ngay trên những tàu đánh bắt trang bị đặc biệt, được công nhận đạt tiêu chuẩn MSC để đảm bảo độ tươi, vị ngon và chất lượng. Bột Krill chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, trong đó chứa 58%protein, 25% chất béo quan trọng (omega - 3 Phospholipids, docosahexaenoic acid DHA, EDA...) và cả astaxanthin.

Tôm sản xuất phospholipid không hiệu quả và phải phụ thuộc vào nguồn bổ sung do đó chế độ ăn có bột krill giàu phospholipid giúp tôm xây dựng màng tế bào, lưu trữ, vận chuyển chất béo và chống lại các điều kiện phát triển bất lợi. Nghiên cứu trước đây cho thấy bổ sung bột krill trong chế độ ăn của tôm giúp tôm chống lại stress do độ mặn cao (Castro, 2016); thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (Williams, 2015), cải thiện đáng kể vị ngon, sức hấp dẫn của thức ăn - bột Krill là một chất kích thích hóa học làm tăng thời gian cho ăn (không phải tốc độ) và do đó tăng số lượng thức ăn mà tôm ăn được (Derby et al.,2016).


Để giúp cải thiện màu sắc và dinh dưỡng của tôm nuôi, tập đoàn Neovia Việt Nam đã bổ sung thêm 2 thành phần quan trọng trên vào công thức thức ăn dành cho tôm sú với 2 dòng sản phẩm: Monolis và OC Maxi. Hai sản phẩm này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn về mặt tăng trưởng, giúp tối đa hóa lợi nhuận cho người nuôi.

Ngoài ra, cũng như tất cả các sản phẩm thức ăn nuôi tôm khác của Neovia Việt Nam, Monolis và OC Maxi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, giúp thức ăn luôn được đảm bảo về chất lượng theo đúng tiêu chuẩn và khả năng truy xuất nguồn gốc, độ tan chậm, ổn định cao trong nước giúp giảm thất thoát và hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt, Monolis và OC Maxi không chứa các hóa chất, hormone và kháng sinh cấm sử dụng; hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, giúp tăng lợi nhuận đáng kể cho bà con trong vụ nuôi.

Đặc biệt, các sản phẩm của Neovia Việt Nam trong đó có Monolis và OC Maxi đã nhận được chứng chỉ “Thưc hành nuôi trồng Thủy sản tốt nhất” (B.A.P) – một chứng nhận uy tín nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay do Hiệp hội nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) cấp. Với chứng nhận này, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của thức ăn thủy sản từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất, lưu trữ và bảo quản thành phẩm. Bên cạnh đó, Neovia luôn sử dụng có trách nhiệm nguồn bột cá và dầu cá nhằm bảo vệ ngành nuôi trồng thủy sản được phát triển bền vững. 

https://www.vn.neovia-group.com/neovia-vietnam-launches-new-advanced-formula-shrimp-feed-monolis-oc-maxi/

Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, vui lòng liên hệ: 
Hotline Anh Ba Chuẩn: 0913 50 89 78
Website: https://ocialis.asia/vi/
Email: [email protected] 


Đăng ngày 14/05/2019
LỆ THỦY
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 17:00 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 17:00 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 17:00 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:00 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 17:00 16/11/2024
Some text some message..