COVID 19: Người khó thở, biển càng “khó thở”

Mức độ rác y tế trong các đại dương cảnh báo một cuộc khủng hoảng mới trong tương lai.

Rác thải y tế đại dương
Do dịch bệnh COVID 19, rác thải y tế "tràn" về đại dương nhiều hơn bao giờ hết.

Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có hơn 14.608.517 ca nhiễm và hơn 608.420 người tử vong vì Corona virus. Thế giới đang cảm thấy khó thở hơn bao giờ hết vì đại dịch lần này. Trước những mối nguy đe dọa đến sức khỏe nhân loại từ Corona virus, loài người lại đang đón nhận “đợt sóng” mới từ mối nguy ô nhiễm môi trường, mà hơn hết là ô nhiễm Đại dương. Biển cả cũng đang “khó thở” vì hệ lụy của Corona virus.

Nhiều nhà bảo tồn đã và đang đưa ra những cảnh báo khẩn cấp về tình trạng ô nhiễm đại dương ngày càng tăng cao, do sự gia tăng chất thải từ đại dịch Covid 19. Khẩu trang y tế, găng tay cao su, chai nước rửa tay là những gì mà các nhà bảo tồn đại dương đang hướng đến, họ gọi chúng là “rác thải Covid”, và đang trực tiếp gây ra ô nhiễm đại dương, dưới bàn tay gián tiếp của con người.

“Cuộc khủng hoảng mà Covid-19 gây ra đã phơi bày một cuộc khủng hoảng khác: Sự yếu kém trong quản lý chất thải toàn cầu. Ngay cả khi chúng được xử lý đúng, vẫn có thể trở về đại dương do sự sai sót trong quản lý”, ông Mallos, Giám đốc cấp cao của Trash Free Seas Program cho biết.

Biển cả đang ngày càng “khó thở”

“Khó thở” là cụm từ mà có lẽ trong chúng ta, ai cũng có thể định nghĩa, theo một hướng nào đó. Nhưng, ở đây tôi không nói đến khía cạnh y học, “khó thở” theo nghĩa của tính từ được hiểu là sự ngột ngạt, bí bách hay chịu đựng quá nhiều. Và cứ tưởng đâu, tính từ này dùng để chỉ người hay biểu hiện của người. Nhưng không, theo tôi, nó còn được dùng cho biển cả, biển cả thời Corona. Một sự ngột ngạt và bí bách vì rác thải Covid.

Hơn 450 năm, là thời gian trung bình mà những loại rác thải này cần để phân hủy hoàn toàn ngoài đại dương. So với thời gian chúng được sử dụng (cần thiết) là vài phút, thì quả thật đây là khoảng thời gian (rác thải) rất dài để mẹ thiên nhiên “xóa sổ” chúng. Liên Hợp Quốc ước tính rằng 13 triệu tấn nhựa được thải ra đại dương mỗi năm và một nửa số nhựa này được sản xuất trên toàn cầu là dành cho các mặt hàng sử dụng một lần. Cũng theo đó, một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Môi trường, Khoa học & Công nghệ ước tính rằng, đã có 129 tỷ khẩu trang và 65 tỷ găng tay đang được sử dụng mỗi tháng vì mục đích phòng chống Corona virus, cho thấy lượng rác thải y tế khổng lồ và mối nguy mà đại dương sẽ đón nhận chúng rất cao (có thể là vô tình hoặc cố ý).

Con vật hay con người khó thở thì dễ biết, vì có thể biểu hiện ra. Nhưng đại dương thì không biết được, chỉ có thể dùng ý thức để dò bệnh. Ý thức càng cao thì khả năng biết bệnh càng dễ. Cũng vậy, con vật hay con người nếu chết vì khó thở thì chỉ mang tính cá thể, nhưng nếu là đại dương, thì cái chết ấy sẽ mang tính toàn cầu.


Rác thải Covid được tìn thấy rất nhiều ở các đại dương. Ảnh: Operation Mer Propre

Con người cũng “khó thở”

Khi biển cả “khó thở”, con người cũng sẽ “khó thở” hơn. Đây không hẳn là trạng thái thiếu Oxy hay bệnh lý, mà là những tác động lâu dài và tiêu cực của đại dương đến nhân loại.

Nick Mallos, Giám đốc cấp cao của Trash Free Seas Program cũng lo ngại sự tích tụ chất thải nhựa trong đợt dịch này có thể dẫn đến tăng lượng nước đọng và tạo ra các bệnh dịch mới cho nhân loại.

Rachael Coccia, quản lý vấn đề ô nhiễm nhựa của Surfrider cho biết hầu hết các khẩu trang y tế sử dụng một lần có chứa nhựa nhiệt dẻo polypropylene. Thậm chí, các vật phẩm PPE bằng cotton cũng có chứa sợi nhựa tổng hợp polyester. Hầu hết găng tay được cấu tạo từ nitrile chứa nhựa. Những chất này tồn tại trong các đại dương rất nhiều năm rồi phân hủy thành các hạt vi nhựa. Cá và sinh vật phù du ăn phải chúng và cuối cùng trở thành thức ăn của con người.

Ngoài ra, rác thải còn kéo theo nhiều hệ lụy về biến đổi khí hậu và mất cân bằng đa dạng sinh học biển. Nhiều loài thủy sản nhạy cảm có nguy cơ đối diện với diệt vong từ rác thải. Biển cả ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và du lịch toàn cầu, cũng như ở mỗi quốc gia, nhất là các nước nghèo và các nước đang phát triển.

Hãy thay thế chúng!

Dĩ nhiên, việc sử dụng khẩu trang y tế, găng tay, hay nước sát khuẩn là cần thiết để bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm do Corona virus gây ra. Tuy nhiên, WHO đã lên tiếng về việc tránh phụ thuộc và hoàn toàn có thể thay thế chúng bằng các giải pháp khác, mang tính hiệu quả tương tự và tích cực hơn với môi trường. Chúng ta có thể sử dụng khẩu trang vải nhiều lớp (giặt sạch và sử dụng nhiều lần) thay cho khẩu trang y tế dùng 1 lần; sử dụng xà phòng để rửa tay thay vì lệ thuộc vào nước sát khuẩn, vỏ nhựa đã qua sử dụng của chai nước sát khuẩn cũng sẽ giảm bớt đi.

Nâng cao nhận thức vẫn là ưu tiên hàng đầu trong công cuộc chống lại mối nguy rác thải Covid tác động đến đại dương nói riêng và rác thải nhựa nói chung. Loài người suy cho cùng vẫn là nhóm bậc cao, một trong những yếu tố để chúng ta có thể đánh giá như thế là vì chúng ta có ý thức hơn nhiều loài khác. Hãy cân nhắc việc sử dụng khẩu trang y tế khi không quá cần thiết, chỉ dùng nước rửa tay khi bạn không thể sử dụng xà phòng, hãy nhắc nhở nhau, và làm đầy tình yêu với biển cả bằng hành động không vứt rác bừa bãi ra môi trường, phân loại rác tại nguồn và xây dựng mảng xanh bạn nhé!

"Đại dương là một phần của sức khỏe con người và sự giàu có của chúng ta", Kristian Teleki, Giám đốc của tổ chức Friends of Ocean Action, nói với Tờ báo Euronews trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình. Khẳng định những vai trò to lớn mà đại dương mang lại, sự tồn tại của nhân loại phụ thuộc vào sự tồn tại của đại dương, là một tất yếu không thể đảo ngược.

Đăng ngày 21/07/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 02:05 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 02:05 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 02:05 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 02:05 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:05 11/01/2025
Some text some message..