Củ điền thất thúc đẩy nhanh tăng trưởng của cá mú

Nghiên cứu cho thấy củ điền thất là loại thảo mộc có tiềm năng rất lớn trong nuôi trồng thủy sản nhất là với các loài cá mú.

Củ điền thất thúc đẩy nhanh tăng trưởng của cá mú
Củ điền thất thúc đẩy nhanh tăng trưởng của cá mú. Ảnh: iStock photo

Củ điền thất còn có tên khác là vùi đầu thảo, hồi đầu thảo vui sầu, thủy điền thất, cỏ vùi đầu, người Tàu gọi là mần tảo lấy, hồi thầu, người Thái gọi là bơ pĩa mến,... Là loại cây thuộc thảo, sống hàng năm, mọc thành từng bụi. Lá mọc từ thân rễ (giống lá nghệ), phiến lá nguyên, lượn sóng men theo cuống đến tận gốc, xanh mượt, nhẵn bóng ở mặt trên.

Trong củ có antraglucozit, chủ yếu là emodin hay rheumemodin C15H10O5, emodin monometyl ete C16H12O5 dưới dạng tự do và kết hợp. Ngoài ra còn có chất polygonin C21H20O10, tanin, đại hoàng tố, phenol đại hoàng, vitamin C.

cây điền thất, cây điền thất trên cá, tăng trưởng cá mú, cá mú nghệNhững nghiên cứu trước đây cho thấy Dịch chiết nước củ điền thất có tác dụng chống viêm ức chế sự tăng sinh của các khối u trong cơ thể, ức chế sự đột biến và khép AND bởi 1- nitropyren. Là một trong những vị thuốc có tác dụng chống stress hiệu quả cho cá.

Nghiên cứu công dụng của củ điền thất trên cá mú nghệ

Cá mú lai (cá mú nghệ - Epinephelus lanceolatus ♂ × Cá mú hoa nâu - Epinephelus fuscoguttatus ♀) đã cho ăn 6 khẩu phần có chứa chất chiết xuất từ củ điền thất Panax notoginseng (PNE) với các mức độ khác nhau: 0 ; 0,5; 1; 2; 4 và 10 g/kg thức ăn trong 8 tuần.

Kết quả

Kết quả cho thấy rằng chế độ ăn có bổ sung PNE đã làm cải thiện đáng kể tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ chuyển hóa quả thức ăn (FCR), tỷ lệ chuyển hóa protein (PCR) và tăng đáng kể tỷ lệ lipid thô của cơ thể cá và mức protein ở cơ.

Chế độ ăn có bổ sung PNE cũng làm tăng đáng kể alkaline phosphatase, immunoglobulin, nhưng làm giảm đáng kể lượng cholesterol, lipoprotein, triglyceride và glucose trong hệ tuần hoàn của cá.

Hơn nữa, PNE trong khẩu phần làm tăng chiều dài đoạn ruột và độ dày của cơ trong ruột trước, giữa và sau. Hoạt động của gan và khả năng chống oxy hoá, và tăng mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch (IL-10, TGF-β1, TOR, MHC2 và TLR3) ở thận và mức biểu hiện của các gen chống oxy hoá (CAT và GR) ở cá nuôi PNE ở mức 0,5 – 4 g PNE/kg thức ăn.

Kết luận

Cá mú ăn các khẩu phần thức ăn có bổ sung PNE với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đồng thời các thông số miễn dịch của máu, tình trạng chống oxy hoá ở gan, hình thái ruột và mức biểu hiện của các gien liên quan đến miễn dịch ở thận cũng tăng lên đáng kể. Qua đó cho thấy tiềm năng rất lớn của loài thảo mộc này đối với động vật thủy sản.

Xem báo cáo gốc

Đăng ngày 05/02/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 22:19 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 22:19 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:19 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 22:19 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 22:19 28/04/2024