Cứ tiếp tục chờ bảo hiểm, ngư dân lâm cảnh khốn đốn

Hàng chục tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 của ngư dân Bình Định phải “chôn chân” tại cảng vì không mua được bảo hiểm, việc này gián tiếp đẩy ngư dân vào đường cùng của nợ nần. Trong khi đó, đại diện PJICO chi nhánh Bình Định cho biết phải... chờ quyết định của Tổng Công ty.

Tàu vỏ thép 67.
Nhiều tàu vỏ thép không thể ra khơi vì không mua được bảo hiểm.

Công ty bảo hiểm làm khó ngư dân?

Sở NNPTNT tỉnh Bình Định vừa có cuộc họp giải quyết các vướng mắc liên quan trong việc mua bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 của Chính phủ đối với ngư dân Bình Định.

Theo thống kê, hiện có 29 tàu đóng mới theo Nghị định 67 đã hết hạn bảo hiểm nhưng chưa được mua lại nên không thể vươn khơi đánh bắt. Trong khi đó, nhiều ngư dân phản ánh, gần 3 tháng nay, tàu cá của họ phải nằm bờ vì Công ty Bảo hiểm PJICO chi nhánh tại Bình Định (PJICO Bình Định) bất ngờ ngừng bán bảo hiểm tàu cá.

Những ngư dân này nói rằng, do không mua được bảo hiểm nên bị ngân hàng “trói lại” không cho ra khơi với lý do nếu xảy ra rủi ro không được đơn vị thứ 3 hỗ trợ. Vì vậy, đại diện chính quyền địa phương như: Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, TP.Quy Nhơn… cũng như các chủ tàu 67 tham dự cuộc họp đều cho rằng, công ty bảo hiểm ngừng bán bảo hiểm đang làm khó ngư dân, đẩy ngư dân vào đường cùng của nợ nần.

Ông Nguyễn Văn Hóa - Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn - cho biết, nếu các chủ tàu hết hạn bảo hiểm thì PJICO phải bán bảo hiểm cho ngư dân, nếu không bán thì phải cho biết rõ lý do bằng văn bản để các chủ tàu biết, trên cơ sở đó để ngư dân có những giải pháp tiếp theo. Không có bảo hiểm thì tàu cá không đủ điều kiện để xuất bến khai thác, có nghĩa không có điều kiện trả nợ ngân hàng cũng như giải quyết kinh tế gia đình.

Ngư dân Lê Văn Thãi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) đóng tàu vỏ thép với số tiền hơn 18 tỉ đồng, hạ thủy năm 2016 ra khơi đánh bắt được vài chuyến thì hư hỏng phải nằm bờ chờ khắc phục, đến năm 2018 mới đánh bắt ổn định. Thế nhưng, hơn 3 tháng gần đây tàu này phải phơi nắng mưa ở cảng cá Đề Gi.

“Đóng được tàu vỏ thép ra khơi thì ngư dân luôn kỳ vọng sẽ đánh bắt hiệu quả hơn tàu vỏ gỗ, cho năng suất cao hơn trước. Nhưng do công ty đóng tàu làm ăn gian dối để hư hỏng nên chúng tôi mới sa cơ như bây giờ. Giờ tàu đã được công ty đóng tàu khắc phục nhưng công ty bảo hiểm lại “né”. Muốn yên ổn làm ăn vớt vát chút vốn mà cũng không yên” - ông Thãi nói.

Đại diện lãnh đạo Công ty PJICO Bình Định cho hay, đến nay đơn vị đã thu thập hồ sơ của 12/28 tàu gửi về Tổng Công ty Bảo hiểm PJICO (trụ sở Hà Nội) để xin ý kiến. “Phía Tổng Công ty vẫn chưa trả lời phương án xử lý như thế nào nên chi nhánh chưa thể quyết định được. Chúng tôi chỉ là công ty con nên chỉ biết kiến nghị, chứ không còn cách nào khác” - vị này nói.

“Cứ chờ thì chết đói”

Không hài lòng với cách trả lời của phía đại diện Bảo hiểm PJICO Bình Định, ngư dân Lê Văn Thãi bức xúc, đề nghị Công ty bảo hiểm phải trả lời dứt khoát, chừng nào thì bán bảo hiểm lại cho ngư dân; nếu không bán thì cũng nói rõ để ngư dân biết đường vay vốn bên ngoài sửa sang lại tàu để ra khơi đánh bắt, trả nợ ngân hàng.

Theo ông Trần Văn Phúc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định - tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của tỉnh đa số hoạt động hiệu quả. Nhưng, vướng mắc lớn nhất là tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 không thể mua được bảo hiểm để vươn khơi đánh bắt, điều này khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn.

“Hiện về bảo hiểm tàu cá có 2 chính sách song song, 1 là chính sách theo Nghị định 67 (Nghị định 17) chỉ có PJICO trực tiếp bán cho ngư dân; 2 là chính sách theo Quyết định 48 không phân biệt Công ty Bảo hiểm nào. Điều khác biệt giữa 2 chính sách là bảo hiểm theo Quyết định 48 thì chủ tàu phải bỏ tiền ra mua, sau đó Nhà nước thanh toán lại 50% về khoản bảo hiểm thân tàu; còn bảo hiểm theo Nghị định 17 thì Nhà nước hỗ trợ 50% thông qua Công ty bảo hiểm” - ông Phúc giải thích.

Vì vậy, Phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định đề nghị phía Tổng Công ty Bảo hiểm PJICO trả lời dứt điểm là có bán bảo hiểm cho tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 hay không. Nếu không thì Sở NNPTNT sẽ tham mưu UBND tỉnh Bình Định làm văn bản báo cáo các cơ quan chức năng cấp trên nhằm giải quyết nhanh nhất cho các tàu vươn khơi sản xuất kiếm tiền trả nợ cho ngân hàng.

Lời than thở của ngư dân Lê Văn Thãi  (Bình Định) cũng là tiếng lòng của bà con ngư dân lúc này: “Bảo hiểm hết hạn, tàu thì nằm bờ dài, nguồn thu nhập kinh tế không có khiến ngư dân đang rất khốn đốn. Nhiều lúc nhà không có gạo ăn. Chúng tôi không thể chờ đợi được nữa, cứ chờ theo cách thế này thì có chết đói”. 

Lao động
Đăng ngày 10/12/2019
NGUYỄN TRI
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 05:23 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 05:23 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 05:23 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:23 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 05:23 18/02/2025
Some text some message..