Cửa Lò: Nghề biển cho ngư dân thu nhập 10-15 triệu đồng mỗi tháng

Từ bao đời nay, người dân thị xã Cửa Lò đã bám biển, vươn khơi, phát triển khai thác, chế biến hải sản, trở thành nghề chính của người dân thị xã. Kế tục nghề truyền thống cha ông, nay người dân thị xã biển đã mạnh dạn đóng thuyền to, máy móc hiện đại vươn khơi.

Chợ cá Nghi Thủy tấp nập người bán người mua.
Chợ cá Nghi Thủy tấp nập người bán người mua. Ảnh: Hải Vương

Vừa trở về sau chuyến biển, chủ thuyền Võ Văn Phúc ở khối Bình Minh, phường Nghi Thủy, cùng các thuyền viên phấn khởi khi “thắng lớn” với tôm, cá, mực đầy khoang (khoảng 10 tấn), bán ngay tại bến được 250 triệu đồng. Trừ chi phí, chia ra mỗi người cũng được vài triệu đồng. Ông Phúc cho biết: “Đang vào vụ cá Nam, vụ đánh bắt chính trong năm của ngư dân. Nhờ thị trường ổn định, giá bán cao nên ngư dân có thu nhập ổn định, trung bình mỗi chuyến biển 3 - 5 ngày, mỗi người cũng “bỏ túi” tiền triệu”.


Tấp nập bến cá Nghi Thủy. Ảnh: Thanh Phúc

Là một trong những địa phương có nghề cá phát triển nhất thị xã, hiện ngư dân phường Nghi Thủy đang chuyển dần từ đi lộng sang đi khơi, đầu tư thuyền to, máy lớn vươn khơi, đánh bắt ở ngư trường xa.

Vào đầu tháng 1/2021, 2 ngư dân ở khối Yên Đình là Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Đình Phường đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để đóng 4 tàu có công suất 1.100 CV. Sau 3 tháng hạ thủy vươn khơi, hiệu quả đánh bắt thấy rõ. Ngư dân Nguyễn Văn Hải cho biết: Tàu to, vươn khơi xa nên hiệu quả đánh bắt cao hơn. Mỗi chuyến biển ít cũng đem về 30-50 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 5-7 thuyền viên”. Ngoài ra, ngư dân Nguyễn Đình Hà đang đầu tư 16 tỷ đồng để đóng mới 2 tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy là 1.500 CV/tàu, dự kiến đưa vào khai thác vào giữa năm nay.

“Khai thác và chế biến hải sản vốn là nghề chính của người dân địa phương. Nếu như trước đây người dân thường đánh bắt gần bờ, chủ yếu là lưới rê, câu và cất te với tàu công suất nhỏ, thì 5 năm trở lại đây chuyển sang đóng thuyền to, máy lớn để vươn khơi, đánh bắt dài ngày trên biển đem lại sản lượng cao và thu nhập tốt”.
Ông Võ Văn Tuất - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nghi Thủy


Ngư dân phường Nghi Thủy bốc dỡ hải sản từ tàu thuyền. Ảnh: Hải Vương

Tính đến nay, toàn phường Nghi Thủy có 120 tàu thuyền các loại, trong đó có 44 tàu khai thác xa bờ có công suất 745 -1.100 CV.  Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, sản lượng đánh bắt của phường Nghi Thủy đạt trên 3.000 tấn, trị giá khoảng 70 tỷ đồng, đem lại thu nhập cho 700 lao động nghề biển khoảng 10-15 triệu đồng/người/tháng.

Ông Võ Văn Lý - Trưởng phòng Kinh tế, UBND thị xã Cửa Lò cho biết: Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng nghề cá lại đóng vai trò quan trọng để TX. Cửa Lò phát triển kinh tế biển. Thời gian qua thị xã đã đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề cá phát triển: Nâng cấp, mở rộng Cảng cá Cửa Hội với tổng kinh phí trên 107 tỷ đồng; cải tạo cảng cá, bến cá tại phường Nghi Hải và Nghi Thủy; hỗ trợ 30 triệu đồng cho các hộ ngư dân đầu tư đóng mới tàu cá từ 400 CV đến dưới 700 CV và hỗ trợ 50 triệu đồng đối với tàu từ 700 CV trở lên…

Mục tiêu của thị xã là chuyển đổi dần từ khai thác vùng lộng sang vùng khơi, đánh bắt xa bờ bằng tàu to, máy lớn, góp phần tăng nhanh sản lượng khai thác và giải quyết việc làm cho bà con ngư dân.

Trong vòng 5 năm qua, toàn thị xã đã đóng mới 20 tàu có công suất lớn, tăng số lượng tàu có công suất lớn khai thác xa bờ từ 23 chiếc năm 2016 lên 53 chiếc năm 2021; sản lượng đánh bắt tăng từ 11.000 tấn năm 2016 lên 16.000 tấn năm 2020, tạo việc làm cho gần 2.000 lao động địa phương.


Chợ cá Nghi Thủy tấp nập người bán người mua. Ảnh: Hải Vương

Nghề cá phát triển, sản lượng đánh bắt tăng cao và có nhiều hải sản ngon nức tiếng đã thúc đẩy người dân mở mang dịch vụ, đầu tư chế biến và hình thành chuỗi liên kết trong tiêu thụ hải sản. Riêng tại phường Nghi Hải hiện có 54 kho đông lạnh với tổng công suất chứa 8.200 tấn. Từ các kho đông này, hải sản được xuất bán đi các tỉnh phía Bắc và xuất sang Trung Quốc, giải quyết việc làm cho 765 lao động và góp phần lớn cho nguồn thu ngân sách của địa phương.

Ngoài ra, phường Nghi Hải còn có hiệp hội cá thu nướng hoạt động khá hiệu quả, sản phẩm cá thu nướng được khách du lịch, người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn và là sản phẩm quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Cửa Lò.


Khách đến tham quan làng nghề nước mắm Nghi Hải. Ảnh: Thanh Phúc

Ông Trương Như Dương - Chủ tịch Hội Nông dân phường Nghi Hải (TX. Cửa Lò) cho biết: “Hiện trên địa bàn phường ngoài làng nghề nước mắm Hải Giang 1 còn có 3 công ty chế biến nước mắm, hàng chục cơ sở chế biến cá thu nướng, chả mực, tôm nõn. Đặc biệt, phường đã có 3 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Dự kiến giai đoạn 2021-2025 sẽ xây dựng thêm 5 sản phẩm gắn sao OCOP và nâng sao cho các sản phẩm đã đạt. Từ đó, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị phần và tạo thành chuỗi khép kín từ khai thác đến chế biến và tiêu thụ hải sản, nâng giá trị kinh tế”.

Còn ở phường Nghi Thủy, đã có nhiều chính sách hỗ trợ, động viên ngư dân phát triển hậu cần nghề cá. Hiện toàn phường có 195 cơ sở thu mua, chế biến hải sản và 1 làng nghề khai thác, chế biến hải sản với sản lượng lên đến 1.000 tấn, giải quyết việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho trên 650 lao động. Các cơ sở thu mua, chế biến hải sản đã tạo dựng được thương hiệu các mặt hàng hải sản chất lượng cao như: Nước mắm, mắm tôm, mắm tép và cá khô, tôm nõn… 


Làng nghề chế biến nước mắm Nghi Hải. Ảnh: Thanh Phúc

Thực hiện Đề án “Khai thác và chế biến hải sản gắn với các sản phẩm làng nghề giai đoạn 2016-2020”, hiện thị xã có 3 làng nghề chế biến hải sản và 1 hiệp hội cá thu nướng; hàng trăm cơ sở thu mua và chế biến hải sản, tạo việc làm cho 1.500 lao động địa phương với thu nhập khoảng 70 triệu đồng/người/năm, doanh thu từ chế biến hải sản năm 2020 đạt 702 tỷ đồng.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 26/04/2021
Thanh Phúc - Lâm Tùng
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 22:46 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 22:46 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 22:46 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 22:46 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 22:46 07/11/2024
Some text some message..