Cuộc sống các loài sinh vật tại vùng nhiễm xạ Fukushima

Đã gần 9 năm kể từ thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi diễn ra và một nghiên cứu đã cho thấy, sự vắng mặt của con người đang tạo điều kiện cho sinh vật hoang dã phát triển tại đây, bất kể tình trạng nhiễm xạ.

Lợn rừng
Lợn rừng Sus Scrofa ở Fukushima

5 năm vắng bóng con người, vùng sơ tán Fukusima đã trở thành ngôi nhà của quần thể đa dạng các loài động vật có vú kích thước vừa và lớn. Quan phân tích trên 267,000 tấm ảnh chụp động vật hoang dã, các nhà nghiên cứu đã nhận diện được 20 loài đang sinh sống trong “vùng cấm địa”, bao gồm lợn rừng (Sus Scrofa), thỏ rừng Nhật Bản (Lepus brachyurus), khỉ Macaca (Macaca fuscata), chim trĩ (Phasianus Vers màu), cáo đỏ (Vulpes Vulpes) và lửng chó (Nyctereutes procyonoides), một loài động vật thuộc họ cáo.

Theo nhà sinh vật học hoang dã James Beasley (ĐH Georgia), kết quả nghiên cứu chính là bằng chứng đầu tiên cho thấy nhiều loài động vật hoang dã đang sinh sôi phát triển trong Vùng Sơ tán Fukushima, bất chấp các tàn dư phóng xạ. Điều này cho thấy sự vắng mặt của loài người là một trong những nguyên nhân giúp các loài động vật phát triển về số lượng.

Nghiên cứu tập trung vào ba khu vực xung quanh lò phản ứng hạt nhân Fukushima: một vùng nhiễm phóng xạ ở mức cao nhất và không có người, một vùng có độ phóng xạ trung bình và ít người lui tới; và một vùng phóng xạ không đáng kể và con người có thể tiếp cận.

Sử dụng 120 camera đặt xung quanh các địa điểm này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tại những nơi con người đã hoàn toàn sơ tán, dường như các quần thể chim tại đây không chịu ảnh hưởng đáng kể nào từ phóng xạ.


Dữ liệu nghiên cứu, theo các tác giả, đã trở thành minh chứng độc đáo cho thấy sự hiện diện của loài người gây ảnh hưởng tới quần thể động vật còn nhiều hơn cả phơi nhiễm phóng xạ.

Vùng nhiễm xạ Chernobyl, Ukraina cũng cho thấy điều tương tự và bây giờ đang là ngôi nhà của gấu nâu, bò rừng, sói, linh miêu, ngựa hoang Mông Cổ và hơn 200 loài chim khác nhau. Các loài động vật khác cũng đang dần quay lại Fukushima, đặc biệt là những vùng giới hạn với con người.

Một ví dụ là loài lợn rừng, với kích thước quần thể trong vùng biệt lập Fukushima lớn hơn bốn lần so với những vùng bị con người kiểm soát. Tương tự là các loài gấu mèo (raccoon) và khỉ macaca, với lý giải rằng sự vắng mặt của của con người tại các vùng nông thôn và đất hoang dã đã trả lại nguồn tài nguyên sống cho các sinh vật này.

Bên cạnh đó, tình trạng phóng xạ và đặc điểm địa lý của khu vực dường như không ảnh hưởng tới sự phân bố và số lượng các loài động vật tại đây. “"Địa hình ở đây đa dạng từ môi trường sống miền núi đến ven biển và tạo điều kiện phát triển cho nhiều loại loài khác nhau.”, Beasley cho biết. Các nhà nghiên cứu cũng đã kết hợp các thuộc tính cảnh quan và môi trường sống, chẳng hạn như độ cao địa hình so với mực nước biển, vào phân tích và cho thấy ba yếu tố chính ảnh hưởng tới các kích thước quần thể các loài động vật bao gồm: hoạt động của con người, độ cao địa hình và tập tính cư trú.

Ngoại lệ duy nhất chỉ có loài sơn dương, một loài động vật bản địa tại Nhật. Thông thường, loài vật này không hề thích ở gần con người. Tuy nhiên, qua quan sát trên camera, loài động vật này liên tục xuất hiện tại các vùng con người định cư. Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng này là do các vùng không có con người sinh sống nay đã có rất nhiều cá thể lợn rừng cư trú, và sự cạnh tranh tự nhiên đã đẩy loài sơn dương tới những vùng xa hơn.

Dù chưa xét đến tình trạng sức khỏe của từng loài xem có bị ảnh hưởng bởi phóng xạ hay không, nhưng nghiên cứu vẫn cho thấy ít nhất hiện tại thì phóng xạ vẫn chưa ảnh hưởng gì đến kích thước quần thể loài trong dài hạn.

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 15/01/2020
Công Nhất
Môi trường

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 00:21 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:21 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 00:21 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 00:21 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 00:21 14/01/2025
Some text some message..