Cứu lấy san hô ở vịnh Nha Trang

Dưới đáy biển đảo Hòn Mun xảy ra hiện tượng san hô chết trắng khiến cho hệ sinh thái biển trên vịnh Nha Trang đạt đến mức báo động, tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra biện pháp và chuyển giao cho một đơn vị bảo tồn rạn san hô để kịp thời ứng phó với tình trạng này.

san hô hòn mun
San hô ở biển đảo Hòn Mun ngày còn "mạnh khỏe".

Nghiên cứu cho thấy san hô ở vịnh Nha Trang đang chết hàng loạt

Thông tin san hô chết trắng hàng loạt ở khu vực Hòn Mun – vùng trung tâm, cốt lõi của khu bảo tồn của vịnh khiến cho dư luận xã hội và những người lặn biển một phen hốt hoảng. Một khảo sát thực tế đã chứng minh hiện tượng này là có thật. Các khu vực quanh Hòn Mun, trên bờ biển xuất hiện hàng tấn san hô chết bị sóng đánh trôi dạt vào bờ, dưới đáy biển phía đông bắc, tây nam của hòn đảo bị phủ một màu trắng xóa có diện tích khoảng hàng trăm mét vuông, hệ sinh thái nơi đây gần như biến mất, các cá thể sinh sống quanh rạn cũng không còn. Do có hệ sinh thái đa dạng bậc nhất Việt Nam, sở hữu những giống loài đặc biệt, quý hiếm và được biết đến như thiên đường san hô xinh đẹp thu hút rất nhiều khách du lịch, nhất là những người đam mê lặn biển. Để bảo tồn đa dạng sinh học ở nơi đây, Hòn Mun đã trở thành vùng có sự bảo vệ rất nghiêm ngặt. 

san hô chết
Sự tan hoang dưới đáy biển Hòn Mun.

Hiện tượng san hô chết trắng do yếu tố nào gây nên, ảnh hưởng của thiên tai hay tác động của con người? Muốn có đáp án cho câu hỏi đó thì cần phải có sự khảo sát trực tiếp để xác định động cơ gây ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc san hô bị “tẩy trắng” ở vịnh Nha Trang, trong đó chủ yếu là do thiên tai, cụ thể hơn là do 2 cơn bão số 12 cuối năm 2017 và bão số 9 năm 2021, số lượng san hô tại vịnh bị thiệt hại khoảng 80 đến 90% sau cơn bão số 12. Ngoài ra hiện trạng biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu tăng lên cũng là một trong những nguyên nhân gây bất lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái san hô ở khắp các tỉnh trên đất nước ta như Phú Quốc, Kiên Giang. Việc xây dựng các công trình, dự án lấn biển cũng phần nào gây hại cho san hô.

Biện pháp đề ra để kịp thời ứng phó tình trạng này

Công ty CP Vạn San đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa quyết định giao cho 28 ha mặt nước biển trong vịnh Nha Trang để thực hiện dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển ven bờ Bãi Tiên trong thời hạn 5 năm với tổng chi phí thực hiện gần 15 tỉ đồng. Quyết định có nêu rõ rằng dự án này được thực hiện để phục hồi và bảo vệ đa dạng sinh học chứ không nhằm vào mục đích kinh doanh, vụ lợi.

san hô chết
Trơ trọi san hô chết ở Hòn Mun.

Dự án sử dụng 1,9 ha đáy biển có độ sâu khoảng 4,5m, không có sự sinh sống của san hô để tiến hành làm rạn nhân tạo, các rạn này được làm bằng vật liệu rỗng, tiện cho việc di dời và không gây hại cho san hô cũng như môi trường sống của chúng. Các chuyên gia sẽ tiến hành quan sát, theo dõi san hô được ươm trồng trong quá trình chúng phát triển và phục hồi. Biện pháp đưa ra đã kịp thời giải cứu hệ sinh thái biển ở vịnh Nha Trang thoát khỏi tình trạng ở mức báo động đỏ.

Chung tay bảo tồn đa dạng sinh thái biển

Các nhà khoa học cho biết, tình trạng chết trắng của san hô có thể mãi mãi không phục hồi được, thời gian để một rạn san hô hình thành phải mất hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu năm. Trong tương lai sẽ xuất hiện hàng loạt các công trình lấn, lấp biển. Điều này sẽ tạo bất lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái san hô nói riêng cũng như hệ sinh thái biển nói chung.


Đừng xem nhẹ tự nhiên khi phát triển kinh tế.

Phải nói rằng việc phát triển kinh tế là xu hướng tất yếu của xã hội hiện nay nhưng không thể vì thế mà xem nhẹ các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên. Muốn bảo tồn được hệ sinh thái biển, cần có sự chung tay của tất cả người dân mà nhà nước phải là người đi đầu, bởi khi nguồn thu nhập của người dân không được đảm bảo buộc họ phải khai thác nguồn lợi từ biển, gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển. Để kiểm soát hiện trạng của san hô, trước mắt cần dừng ngay việc khai thác tài nguyên biển khu vực trong vịnh Nha Trang, kiểm soát chặt chẽ các dự án san lấp biển, tiến hành hợp tác cùng các nhà khoa học nghiên cứu các phương án mang tính dài lâu và bền vững để bảo vệ tối ưu các rạn san hô còn lại.

Đăng ngày 03/08/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:21 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:21 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:21 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:21 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:21 05/11/2024
Some text some message..