Đã xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt

Thời gian qua, cá bớp nuôi tại vịnh Cam Ranh chết liên tục, gây thiệt hại lớn đối với người nuôi. Đến nay, cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân của tình trạng này.

ca bop chet
Cá bớp ở phường Cam Phúc Nam tiếp tục chết rải rác

Thiệt hại nặng

Mới đây, trở lại vùng nuôi cá bớp ở phường Cam Phúc Nam (TP. Cam Ranh), chúng tôi vẫn tiếp tục ghi nhận tình trạng cá bớp chết, kéo dài từ cuối tháng 7 đến nay. Ông Nguyễn Ngọc Thịnh (tổ dân phố Phúc Ninh, Cam Phúc Nam) cho biết: “Gia đình tôi có 100 ô, lồng nuôi tổng cộng 10.000 con cá bớp nhiều kích cỡ. Đến nay, lượng cá bớp gia đình tôi bị thiệt hại lên đến 2.000 con, loại cá chờ xuất bán, kích cỡ 5 - 7 kg/con. Với tình trạng này, chỉ tính riêng tiền đầu tư, gia đình tôi thiệt hại 1 tỷ đồng; chưa kể, với giá bán 100.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình tôi còn thất thu 800 triệu đồng tiền bán cá”.

Gia đình ông Hiển (ở Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh) cho biết: “Nhà tôi nuôi cá bớp trên vịnh Cam Ranh đã mấy năm nay, chưa bao giờ thiệt hại nặng như vậy. Mới đây, cá bớp loại 4 - 6kg chết trắng lồng với hơn 300 con, khối lượng hơn 1,5 tấn, số cá khoảng 2kg/con cũng chết hơn 100 con, cá có kích cỡ nhỏ hơn thì rất nhiều”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Bí thư Đảng ủy phường Cam Phúc Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn phường có 329 bè với 3.395 ô lồng nuôi trồng thủy sản, trong đó có 1.795 lồng tôm hùm, 700 lồng tôm đá xanh và 900 ô lồng cá bớp. Tính từ ngày 19-7 đến nay, cá bớp giống, cá bớp thương phẩm chết rải rác ở một số hộ nuôi, ước thiệt hại khoảng 16 tấn cá. “Số cá bớp chết đã được địa phương xử lý kịp thời, không để ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Hội Nông dân phối hợp với UBND phường tuyên truyền, vận động các hộ nuôi thả cá mật độ thưa, thường xuyên tổng dọn vệ sinh lưới, ô lồng nuôi và thức ăn cho cá để hạn chế ô nhiễm”, bà Thủy nói.

Nguyên nhân do đâu?

Ông Nguyễn Xuân Hoàng - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cam Ranh cho biết, mỗi ngày có hàng chục tấn mồi tươi được thả cho cá, tôm ăn, lượng túi ni lông đựng thức ăn cho tôm, cá không được người dân thu gom mang vào bờ mà ném hết xuống biển. Bên cạnh đó, lượng thức ăn thừa chìm ở dưới đáy lồng cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, các lồng nuôi thiếu ôxy do túi ni lông bám ngoài lồng. “Các địa phương cần tuyên truyền cho người nuôi trồng thủy sản thường xuyên vệ sinh lồng nuôi. Trước mắt, khi có hiện tượng cá chết thì phải báo cáo cơ quan chức năng có hướng khắc phục, tránh giấu giếm hoặc tự ý xả cá chết ra biển”, ông Hoàng nói.

Theo bà Trần Thanh Thúy - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cuối tháng 7, chi cục đã nhận được thông báo của địa phương về tình hình cá nuôi lồng chết ở khu vực Cam Phúc Nam. Chi cục đã tiến hành kiểm tra thực địa, thu mẫu cá nuôi để phân tích, xác định nguyên nhân. Qua kiểm tra, tại vùng nuôi Cam Phúc Nam có khoảng 600 lồng nuôi cá bớp, với khoảng 50 hộ nuôi, số lượng giống khoảng 2.000 - 7.000 con/hộ. Cá giống được người nuôi mua từ nhiều địa phương trong tỉnh, không thực hiện kiểm dịch cá giống trước khi thả nuôi; hoàn toàn sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cá. “Căn cứ kết quả xét nghiệm, nguyên nhân cá chết là do nhóm vi khuẩn Streptococcus SP gây ra (bệnh bỏng đỏ), thường xuất hiện trên các loài cá như: cá mú, cá bớp, với dấu hiệu xuất huyết, lở loét, mù mắt. Khi cá yếu, nhóm vi khuẩn Streptococcus SP xâm nhập và gây bệnh, kết hợp với các yếu tố môi trường vùng nuôi thay đổi bất thường khiến cá chết từ rải rác đến hàng loạt. Ngoài ra, việc vệ sinh lồng bè không thường xuyên, mật độ thả nuôi dày đã gây nên hiện tượng thiếu ôxy trong lồng nuôi, dẫn đến stress cho đàn cá nuôi, giảm sức đề kháng, đàn cá dễ bị nhiễm khuẩn, gây hiện tượng cá chết hàng loạt. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cá chết tại khu vực Hòn Lăng, Hòn Thị (Ninh Hòa)thời gian qua”, bà Thúy nói.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo người nuôi cần giảm mật độ cá/lồng; theo dõi sức khỏe đàn cá thường xuyên, khi có hiện tượng bất thường cần báo ngay cho cán bộ Trạm Chăn nuôi - Thú y địa phương để được hướng dẫn kịp thời; lặn hoặc kéo lồng lên kiểm tra tổng thể đàn cá nuôi, vệ sinh lưới lồng thường xuyên. Người nuôi cần tách những con yếu, bị bệnh ra khỏi đàn để điều trị riêng nhằm ngăn chặn việc lây lan; khi cá chết cần thu gom xác cá đưa vào bờ, không vứt cá ra biển. Về thức ăn, cần lựa chọn cá mồi đảm bảo chất lượng, nên sử dụng một phần thức ăn công nghiệp cho việc nuôi cá nhằm hạn chế hiện tượng bệnh. Về cá giống, cần thả giống đã qua kiểm dịch. Người nuôi tuyệt đối không dùng kháng sinh để phòng bệnh cho cá nhằm tránh hiện tượng lờn thuốc. Đối với đàn cá bớp còn lại, cần di chuyển lồng đến vị trí khác, bổ sung thêm các loại thức ăn, vitamin C, men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn cho cá…

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh: Mật độ nuôi trồng thủy sản tại phường Cam Phúc Nam quá dày, chắc chắn gây ô nhiễm. Thành phố liên tục khuyến cáo không được phát triển thêm lồng, bè nhưng ý thức người dân chưa cao. Hiện nay, UBND tỉnh đang điều chỉnh bổ sung quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch trước đây tất cả các lồng, bè sẽ di dời về vùng biển Cam Bình. Tuy nhiên, lần này thành phố sẽ kiến nghị quy hoạch về vùng biển gần bờ để tạo điều kiện cho người dân. Khi di dời đến vùng quy hoạch sẽ đảm bảo về mật độ, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Báo Khánh Hòa, 19/08/2016
Đăng ngày 20/08/2016
Hải Lăng - Nhật Thanh
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:10 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 07:10 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 07:10 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 07:10 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 07:10 22/11/2024
Some text some message..