Đặc sản biển chẳng ăn đem bán bao giờ

Muốn thưởng thức còng chỉ còn cách phượt hay du lịch bụi đến những vùng đất đầy nắng gió ven biển. Nơi có cả bầu trời ký ức về thứ chẳng ai đem bán bao giờ.

Đặc sản biển chẳng ăn đem bán bao giờ
Còng là món ăn dân dã tại các vùng biển bãi ngang

Về quê đúng dịp nắng rát mặt người, thời điểm các cô cậu học sinh bước vào kỳ nghỉ hè. Tối đến, cả đám cắp “tư trang” đến bãi biển ngủ tránh cái nóng như thiêu đốt. Sực nhớ, non 20 năm trước, tôi cũng như tụi nhỏ, khi mặt trời ghé nấp sau phía cồn cát, bữa cơm tối còn nguyên trong dạ dày là đã lân la khắp xóm tìm “đối tác” ngủ biển.

Nói là ngủ nhưng thật ra chong mắt cả đêm bởi dõi theo tiếng lạo xạo của lũ còng chạy rần trên bãi cát tìm bạn tình. Thuở trước, trên bãi cát dài, lũ trẻ con hằng đêm lại lên đèn, chia địa điểm lặp (theo) dấu chân còng. Thời ấy không có đèn pin, “lên đèn” nghĩa là đốt một chiếc lốp xe đạp bị bỏ đi hay miếng phao mùa biển động trôi dạt để lại trên bờ. Phát hiện dấu dân là phải “lặp” đến tận khuya, tìm cho được nơi lũ còng đang “hú hí”. Rồi thoảng trong đêm khuya, vài đứa bỗng thức giấc, giật mình hét toáng khi phát hiện còng di chuyển... trong quần, trong áo. Đó là trò chơi quái ác của lũ trẻ con thời ấy…

Còng biển nhát bóng người, lúc di chuyển đổi hướng liên tục và có khả năng đào hang không khác gì loài dúi miền ngược. Ngoài “xe cát”, chúng còn vờn nhau trên bãi cát dài trắng xóa, có khi ở khu vực mà người dân quê tôi gọi là “sóng lừa”, nghĩa là vùng tiếp xúc giữa con sóng và bãi cát. Sóng xa bờ, thủy triều hạ vùng “sóng lừa” ướt sũng, màu xám, nền cát nén chặt như khối bê tông, dấu chân còng cũng thật khó để nhận ra. Bắt còng ở “sóng lừa” sẽ chẳng thể phụ thuộc vào dấu chân nữa mà khi đó thay bằng phương pháp “chạy còng”.

“Chạy còng” rất đơn giản, chỉ cần một tay lưới có độ dài vừa phải, mắt lưới đủ dày, dùng dây buộc hai đầu lưới vào chân, một người đứng ở phía gần con sóng, người kia phía đối diện rồi cứ thế mà chạy. Lũ còng “hú hí” trên “sóng lừa” tha hồ dính bẫy.

Ngoài “chạy còng”, còn có nhiều cách khác bắt còng như, đào hang, đặt bẫy. Song, đào được còng là cả một nghệ thuật. Hang chúng không quá sâu nhưng có nhiều ngóc ngách, thông thường còng có một miệng hang “dự bị”, phòng khi bất trắc. Nên đào suốt tiếng đồng hồ không bắt được còng là chuyện bình thường.

Còng biển nhiều nơi gọi là còng gió vì chúng chạy rất nhanh, xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào dịp hè. Còng có 2 loại mà quê tôi gọi là còng kền và còng rú. Còng kền chuyên ăn cá, tôm nên thịt thơm ngon; còng rú chủ yếu sống ở trên bờ, thức ăn là phân động vật nên chẳng ai ngó ngàng đến.

Không như những loại hải sản khác mà biển ban tặng, còng biển không được nhiều người ăn. Thế nhưng một thời, lúc biển “bạc”, ngư dân mỗi sớm mai hay lúc màn đêm buông xuống họ lại đến bãi biển “chạy còng” để tìm vị mặn từ con sóng. Còng biển dễ chế biến, chỉ cần rửa sạch bằng nước lạnh, lột mai, bỏ mắt, cắt đốt chân cuối rồi có thể đem nấu canh chua, rang me, nướng, nấu cháo…với vị thịt thơm và cái mằn mặn của biển.

Báo TTH
Đăng ngày 04/07/2017
Bài, ảnh: LÊ THỌ
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:55 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:55 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:55 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:55 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:55 17/11/2024
Some text some message..