Đặc sản nức tiếng Cà Mau lên "sàn" OCOP

Những đặc sản nổi tiếng của Cà Mau như tôm, cua, ba khía... đã được lên "sàn" OCOP, khẳng định chất lượng và thương hiệu của vùng đất cực Nam Tổ quốc.

cua Cà Mau
Với hệ sinh thái tự nhiên, trong đó có đất rừng ngập nước nên chất lượng cua Cà Mau thịt chắc, ngon..

Với lợi thế riêng của vùng đất cực Nam Tổ quốc, Cà Mau có nhiều loại đặc sản nổi tiếng như cua, tôm, mật ong, cá sặc bổi, mắm lóc, ba khía… Những đặc sản này đã được đưa lên "sàn" OCOP (mỗi xã, phường, một sản phẩm) càng khẳng định được chất lượng và thương hiệu của địa phương.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, năm 2021, tỉnh có 44 sản phẩm OCOP của 25 chủ thể, qua đó nâng tổng số OCOP toàn tỉnh lên 77 sản phẩm của 44 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên. Hiện Cà Mau xếp thứ 27/63 tỉnh, thành trong cả nước và xếp thứ 4/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL có nhiều sản phẩm OCOP.

Bằng nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, nhiều sản phẩm OCOP của Cà Mau đã được trưng bày và tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng, đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại trong và ngoài tỉnh. Một số sản phẩmOCOP của tỉnh còn xuất khẩu được qua các thị trường, như: Úc, Canada, Trung Quốc, Singapore…

Qua khảo sát sơ bộ cho thấy có hơn 30% sản phẩm OCOPcó doanh thu tăng từ 5-8%, giá bán sản phẩm tăng bình quân từ 15-20% và chưa có sản phẩm nào vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

tôm Cà Mau

Tôm ở Cà Mau được nuôi dưới những vùng đất ngập nước, dưới các tán cây rừng. Tôm được chế biến ra nhiều loại như tôm khô còn nguyên vỏ, tôm đã tách vỏ, tôm chà bông... Ảnh: Huỳnh Hải

đặc sản Cà Mau
Ba khía và mắm tôm cũng đã được đưa lên "sàn" OCOP. Ảnh: Huỳnh Hải

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, trong 2 năm triển khai chương trình OCOP đã mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại hạn chế như nhiều chủ thể có tiềm năng nhưng chưa nắm rõ nguyên tắc, quy trình thực hiện, chủ yếu vẫn là sơ chế hoặc chế biến đơn giản nên giá trị sản phẩm còn thấp (trong 77 sản phẩm, chưa có sản phẩm nào đạt 5 sao).

Đặc biệt, Cà Mau giàu tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch sinh thái nhưng chưa có sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch cộng đồng được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Trong năm 2022, Cà Mau đề ra mục tiêu phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt 3-4 sao, nâng hạng ít nhất 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao...

Phó Chủ tịch Cà Mau Lê Văn Sử đề nghị các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ thể mạnh dạn thực hiện những cách làm mới, sáng tạo để có những sản phẩm OCOP đạt chất lượng. Song song đó, cùng nhau tăng cường kết nối giao thương, thường xuyên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản phẩm OCOP đến đông đảo người tiêu dùng.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 06/05/2022
Nhật Linh Đan
Nông thôn

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:48 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:48 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:48 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:48 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:48 04/12/2024
Some text some message..