Đại Tây Dương có thể biến mất

Một vết nứt trên vỏ trái đất có thể khiến châu Âu và Bắc Mỹ trở thành một lục địa, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của Đại Tây Dương sau 220 triệu năm nữa.

Bắc Mỹ
Bắc Mỹ và châu Âu sẽ "tái hợp" sau hơn 200 triệu năm nữa. Ảnh: National Geographic.

Tạp chí Geology vừa công bố bản đồ mới nhất về đáy biển gần bán đảo Iberia - khu vực bao gồm Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - thuộc châu Âu. Bản đồ cho thấy một đới hút chìm đã xuất hiện ở đây. Đới hút chìm này nằm trong Đại Tây Dương và cách bờ biển Bồ Đào Nha khoảng 200 km về phía tây nam. Nó bao gồm 6 mảnh. Chúng trải dài trên một khu vực có chiều dài khoảng 300 km, National Geographic đưa tin.

Đới hút chìm hình thành khi các mảng kiến tạo địa tầng - những mảng đá khổng lồ tạo nên vỏ trái đất - đâm vào nhau. Rìa của mảng kiến tạo nặng hơn sẽ trượt xuống phía dưới rìa của mảng kiến tạo nhẹ hơn rồi hòa lẫn vào lớp phủ (nằm ngay bên dưới vỏ địa cầu).

Sự hiện diện của đới hút chìm trong Đại Tây Dương là một trong những dấu hiệu cho thấy châu Âu và khu vực Bắc Mỹ sẽ hội tụ để trở thành một siêu lục địa. Khi quá trình sáp nhập kết thúc, Đại Tây Dương - vùng nước ngăn cách châu Âu và Bắc Mỹ - sẽ biến mất.

Hiện tượng tách rời và hội tụ giữa các siêu lục địa từng xảy ra ít nhất ba lần trong lịch sử gần 4 tỷ năm của địa cầu.

"Trong tương lai, các lục địa trên trái đất sẽ rất giống Pangea, một siêu lục địa từng tồn tại khoảng 200 triệu năm trước", Joao Duarte, một nhà khoa học của Đại học Lisbon tại Bồ Đào Nha, phát biểu. Ông là trưởng nhóm nghiên cứu đới hút chìm trong Đại Tây Dương.

Duarte nói thêm rằng đới hút chìm mà ông và các cộng sự phát hiện chỉ vừa mới xuất hiện. Trong quá trình phát triển của nó, kích thước Đại Tây Dương sẽ giảm dần, còn Bắc Mỹ và bán đảo Iberia sẽ xích lại gần nhau.

"Cuối cùng Iberia và Bắc Mỹ sẽ trở thành một khối như trước đây. Sự hội tụ của chúng sẽ tạo ra một dãy núi khổng lồ như Himalaya", ông lập luận.

Vnexpress
Đăng ngày 20/06/2013
minh long
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 19:19 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 19:19 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 19:19 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 19:19 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 19:19 27/01/2025
Some text some message..