Đầm Dơi (Cà Mau): Vào mùa cải tạo vuông tôm

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.

nao vet kenh rach
Các kinh, rạch vừa được đầu tư nạo vét thì người dân cải tạo đầm tôm thải bùn ra gây ô nhiễm môi trường.

Theo kế hoạch, công tác cải tạo ao, đầm, vuông tôm năm 2013 được thực hiện từ ngày 1/9 đến 1/10. Các ngành, các cấp trong huyện Đầm Dơi tăng cường vận động, tuyên truyền, nghiêm cấm việc cải tạo bằng cơ giới, thổi đất, bùn ra sông, rạch gây ô nhiễm nguồn nước.

Triển khai quy định thời gian sên, vét, cải tạo ao, đầm, vuông tôm năm 2013 theo tinh thần Công văn số 958 ngày 5/8/2013 của Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi được 155 cuộc, hơn 10.000 lượt người tham dự, trong đó triển khai các xã, thị trấn 16 cuộc, còn lại là triển khai ở khóm, ấp.

Đồng thời tuyên truyền trên đài, trạm truyền thanh, trang điện tử UBND huyện, từng hộ dân trong huyện Đầm Dơi nắm vững chủ trương này.

Chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Nam Trần Quang Trung cho biết: “Sau khi thực hiện công văn của UBND huyện, UBND xã ban hành công văn gởi cho các chi bộ, ban nhân dân các ấp, đề nghị chi bộ, trưởng ấp triển khai đến từng hộ dân. Trong quá trình thực hiện xã sẽ kiểm tra thường xuyên nhằm xử lý những hộ cố tình sên vét làm ảnh hưởng môi trường, thiệt hại đến sản xuất”.

Ở thời gian này, nhiều địa phương, nhân dân đã chọn địa điểm bao ví đất bùn, bảo đảm không để rò rỉ ra sông, rạch làm ô nhiễm môi trường nước. Hầu hết các hộ gia đình đều am hiểu chủ trương cải tạo ao, đầm, vuông tôm và hậu quả của việc sên bùn đổ ra sông, rạch.

Tuy nhiên, sau một tuần thực hiện, toàn huyện đã và đang có gần 100 hộ cải tạo đầm, vuông tôm bằng máy động cơ, có hơn 50% bao ví nơi chứa đất bùn đơn giản, lại nhỏ, không bảo đảm rò rỉ ra sông, rạch. Vào ngày 4/9/2013 ở ấp Mương Điều A và B, Tân Điền A và B, Tân Phú, Mương Đường và Tạ An Khương, một số ấp của xã Tạ An Khương Nam… các sông, kinh, rạch nước chuyển màu đen kèm theo mùi hôi.

Trưởng ấp Tân Lợi B, xã Tạ An Khương Nam Lê Trung Hiếu cho biết: “Chúng tôi thành lập đoàn kiểm tra thường xuyên, lần đầu nhắc nhở, nếu hộ dân không khắc phục, chúng tôi lập biên bản chuyển về UBND xã xử lý”.

Toàn huyện Đầm Dơi hiện có hơn 62.000 ha nuôi tôm, trong đó có 2.400 ha nuôi tôm công nghiệp, gần 8.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, còn lại là nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống.

Để tạo thuận lợi, cung cấp nguồn nước cho bà con nông dân nuôi tôm, từ năm 2011 đến nay huyện Đầm Dơi tranh thủ các dự án đầu tư nạo vét thi công 109 công trình thuỷ lợi, tổng chiều dài hơn 310.000 m, hơn 6 triệu mét khối đất, kinh phí đầu tư trên 108 tỷ đồng.

Trong đó, 8 tháng đầu năm 2013 triển khai thực hiện 56 công trình thuỷ lợi, chiều dài 140.000 m, gần 3 triệu mét khối đất, tổng vốn đầu tư trên 53 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số hộ dân cải tạo đất bùn, đổ ra sông rạch, làm sông, rạch bị bồi lắng, vừa gây ô nhiễm nguồn nước, vừa lãng phí tiền của Nhà nước.

Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Đầm Dơi Nguyễn Chí Thuần cho biết: “UBND huyện đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT kết hợp Phòng Tài nguyên - Môi trường thành lập đoàn đi kiểm tra cùng với các xã, thị trấn. Các xã cũng chủ động thành lập tổ đi kiểm tra, kiên quyết xử lý những hộ dân cố tình vi phạm”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 12/09/2013
trần danh
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:14 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:14 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:14 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:14 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:14 25/11/2024
Some text some message..