Đàn cò cảnh giới đầm tôm

Ban đêm khi các chủ đầm phải thức hoặc thuê người để trông coi đầm thì Ninh cứ vậy gác chân ngủ đến sáng, vì anh đã có đàn cò trông đầm cho mình. Đã mấy lần, từ tiếng kêu của cò mà Ninh đã tóm gọn bọn ăn trộm tôm, thu được ngư cụ.

đàn cò
Hàng nghìn con cò trú ngụ trong đầm tôm của anh Ninh. Ảnh: báo Quảng Ninh.

Mới chớm mùa tôm song toàn xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã có 20 hộ nuôi tôm với hơn 60 ha ao, đầm có tôm chết rải rác. Nỗi buồn như trải dài mênh mang trên các đầm tôm, nhiều gia đình hàng ngày thay cho việc thu hoạch tôm là vớt tôm chết trên đầm. Trong khi đó đầm tôm của anh Trần Văn Ninh, thôn Trường Tùng đấy, gần chục năm nay chưa năm nào mất mùa.

Vào đầu những năm 2000, khi phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ ở Hải Lạng và các xã ven biển khác của Tiên Yên, hàng nghìn ha rừng ngập mặn bị chặt phá để làm đầm nuôi tôm. Thế nhưng Trần Văn Ninh lại không chặt cây. Nhiều người e ngại bảo: “Nuôi tôm mà cứ như dễ ăn được của trời lắm đấy, đầm ngập ngụa cây ra đấy thì trông coi và thu hoạch làm sao”.

Bây giờ nhắc lại chuyện cũ, anh Ninh cười: “Những người ấy giờ đã thấy được cái hại của việc tàn phá thiên nhiên nhưng thay đổi đâu có dễ. Bây giờ muốn khôi phục lại rừng ít nhất phải mất khoảng chục năm”.
“Chàng triệu phú tôm” như người dân xã Hải Lạng vẫn gọi trêu đùa về Ninh xuất thân trong một gia đình đông anh em, bố mất sớm, mẹ lại hay đau yếu. Nhà nghèo nên Ninh đã phải từ bỏ giấc mộng thi đại học, quyết định rẽ ngang cuộc đời bằng việc đắp đầm nuôi tôm.

Ninh kể thời ấy, người nuôi tôm ở Hải Lạng còn ít lắm, nên anh mới có cơ hội phát triển khu đầm rộng tới 10 ha ở thôn Đồi Mây (xã Hải Lạng). Nơi này, khi ấy hoang vu lắm, thậm chí đã có thời, nhiều người dân Đồi Mây còn bỏ làng đi kiếm sống ở nơi khác. Khởi đầu chỉ có một ít vốn, không thuê được người đắp đầm, bạn bè cũng chỉ gọi là phụ thêm, một mình anh từ sáng đến tối cởi trần trùng trục dãi nắng ngoài đầm, người đen như cái gốc cây khô.

Ninh đào đất, đắp bờ hì hục suốt 6 tháng trời mới xong bờ mương vây quanh khu đầm nhà mình. Có đầm rồi, Ninh khoanh ra chỗ có rừng ngập mặn thì giữ nguyên, khu vực đầm trống thì nuôi tôm, cũng định khi thu hoạch được tôm có tiền sẽ thuê người mở mang phát triển đầm rộng hơn…

Chẳng ngờ, mùa tôm năm đó, nỗi buồn chảy dài với Ninh vì tôm chết gần hết. Lòng hoang mang vì khởi đầu đã “mất cả chì lẫn chài” mà đồng tiền đa phần là đi vay, Ninh buồn bã một mình chèo thuyền lặng lẽ quanh đầm, lang thang bên tán rừng ngập mặn dưới cái nắng hè như đổ lửa.

Bất thần, Ninh nhận thấy hơi mát thật dễ chịu từ các tán cây ngập mặn, nhìn xuống làn nước trong veo, thấy nhiều cá tôm tung tăng kiếm mồi quanh các rễ cây ngập mặn. Khi trở lại khu đầm trống mà mình đã nuôi tôm, Ninh mới thấy nước trong đầm rất nóng vì ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp xuống, chợt nhận ra nước thế này cá tôm chết là phải.

Vậy là trong đầu Ninh loé ra ý tưởng: “Hay ta thử nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn xem sao?”. Ninh từ bỏ hẳn ý định chặt phá rừng ngập mặn để lấy chỗ nuôi tôm, trái lại anh còn thuê người trồng thêm 2 ha rừng sú vẹt. Vậy là trong đầm tôm của Ninh có khoảng 6 ha rừng ngập mặn trong tổng số 10 ha đầm.

Bây giờ những thân cây ngập mặn đã cao vài ba mét, bơi thuyền trong đầm tôm giống như đang đi thuyền trong khu du lịch sinh thái. Có rừng, vài ba năm nay nhiều đàn cò đến trú ngụ, sinh sôi nảy nở và kéo đến ngày càng đông lên đến hàng nghìn con. Rồi những đàn chim sáo cũng đến kêu rộn rã cả khu đầm.

Một ngày có 2 ông khách từ bên kia biên giới sang, họ đến tận đầm tôm rồi nói với Ninh bằng vốn tiếng Việt lơ lớ rằng: “Cứ phát giá đi, bao nhiêu cũng được, nếu anh đồng ý cho chúng tôi đưa người vào trong rừng ngập mặn đầm nhà anh bẫy cò”. Ninh từ chối, 2 ông khách lắc cái đầu húi cua tỏ vẻ khó hiểu rồi bỏ đi.

Sau chuyện này, có người bảo Ninh: “Sao mà cậu dại vậy? Cò đến cò lại đi, chim trời, cá nước có phải của mình đâu mà giữ. Cứ nhận trăm triệu đồng, rồi mặc kệ người ta. Họ bắt hết chim thì đàn khác lại quay về mà…”. Ninh thì nghĩ khác, anh hiểu được cái giá phải trả khi tàn phá thiên nhiên, đàn cò với rừng ngập mặn giống như quần thể sinh học gắn bó khó có thể tách rời. Các cụ xưa đã dạy “Đất lành chim đậu”, nếu bẫy chim, tự khắc đàn cò thấy nguy hiểm rồi sẽ bỏ đi hết.

Đàn cò đối với Ninh giống như những cộng sự đắc lực. Người ta hay nghĩ, tôm cá bên dưới, cò bên trên khác gì mang cá tôm mà “biếu” cò nhưng thật ra đầm nước sâu, cò không thể bắt cá tôm. Bù lại, những khi có tôm chết, nhiều hộ nuôi khác phải thuê người hoặc mất công khó nhọc để vớt lên cho khỏi ô nhiễm đầm, thì với Ninh việc đó không cần thiết, vì đàn cò đã giúp anh nhặt những con tôm bệnh, tôm yếu lờ đờ phía trên mặt nước làm thức ăn.

đàn cò
Anh Ninh và những cộng sự cò thân thiết của mình. Ảnh: báo Quảng Ninh.

Ban đêm khi các chủ đầm mắt ngủ, mắt thức hoặc thuê thêm người để trông coi đầm, còn Ninh cứ vậy gác chân ngủ đến sáng, vì anh đã có đàn cò trông đầm cho mình. Anh cho hay cò trông đầm còn hiệu quả hơn cả chó, bởi đàn cò đông, chúng rất tỉnh ngủ, lại ở trên cao, nên hễ có bóng người lạ là chúng kêu nháo nhác. Người sống quen với cò là có thể phân biệt được ngay tiếng cò kêu khi có người lạ. Đã mấy lần, từ tiếng kêu của cò mà Ninh đã tóm gọn bọn ăn trộm tôm, thu được ngư cụ.

Khi mùa mưa bão, nhiều đầm tôm nước ngập vỡ bờ, chủ đầm nhăn nhó than thở, nhưng riêng Ninh vẫn vui vẻ như thường, anh bảo cũng là nhờ đàn cò. Bình thường đàn cò đi về có quy luật rất đúng giờ, thường thì khoảng 6h sáng chúng kéo nhau đi, đến khoảng 18h tối lại về đầm. Nhưng hôm nào trời chuẩn bị chuyển bão cò bay đi kiếm ăn từ rất sớm, rồi lại về sớm hơn thường lệ, chúng đậu chúi xuống thấp hơn thường ngày dưới những tán cây ngập mặn. Cứ những ngày như thế, Ninh tự tháo bớt nước trong đầm ra để tránh ngập, tôm cá đi hết.

Vậy là đàn cò, rừng ngập mặn đã giúp Ninh vượt qua những mùa mưa bão và cả những ngày nắng như đổ lửa. Tán rừng ngập mặn là ngôi nhà chung, bên trên là những cánh cò, bên dưới tôm, cua trú ngụ. Khi mặt trời mùa hè chiếu xuống đầm, rừng ngập mặn chính là mái nhà che mát cho tôm, cua. Khi mưa bão, rừng ngập mặn là bức tường chắn sóng, giữ cho tôm, cua không bị chấn động mạnh do sự xô đẩy của nước.

Hàng năm, Ninh thả khoảng 10 triệu con tôm, hàng vạn con cua giống xuống đầm. Điều đặc biệt là số tôm, cua này kiếm ăn tự nhiên luôn trong rừng ngập mặn không phải cho ăn, đỡ được một khoản lớn tiền thức ăn, lại giúp cho nước trong đầm luôn trong sạch vì không bị thức ăn thừa do không tiêu thụ hết làm ô nhiễm nước. Mỗi năm, Ninh thu được khoảng 4 tấn tôm, vài tạ cua biển, doanh thu tính sơ sơ cũng khoảng vài trăm triệu đồng một năm.

Tuy giá tôm, cua trong đầm nhà Ninh đắt hơn những đầm khác nhưng luôn thu hút được các lái buôn đến mua, có đến đâu hết đến đấy vì chất lượng tôm cua bán tự nhiên. Ninh cười tươi: “Giá như ngày xưa tôi cũng chặt phá rừng ngập mặn, hay tham tiền mà để cho người ta vào đầm bắt hết cò thì chắc mấy năm nay tôi lại cũng mất mùa như các hộ nuôi tôm khác mà thôi”.

báo Quảng Ninh
Đăng ngày 27/06/2013
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 23:25 02/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 23:25 02/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 23:25 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 23:25 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 23:25 02/02/2025
Some text some message..