Dang dở dự án 30 lô sản xuất giống thủy sản

Năm 1998, UBND tỉnh Phú Yên có quyết định đầu tư dự án khu SX giống thủy sản tại xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa), với 30 trại giống, phân lô đất từ lô 1 đến lô 30 nên người dân gọi là 'dự án 30 lô'.

Dang dở dự án 30 lô sản xuất giống thủy sản
Khu SX giống thủy sản xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa)

Dự án hợp đồng với 30 hộ dân quanh vùng thuê đất SX giống thủy sản đến năm 2008 là hết hạn. Thế nhưng đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa thu hồi đất được, trong khi đó 15 năm qua cũng không thu tiền thuê đất, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

“Dự án 30 lô” quy mô mỗi trại (lô) rộng 750m2, mỗi năm cung cấp 300 triệu tôm post và 45 triệu tôm ương, tạo điều kiện phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Dự án giao Sở Thủy sản Phú Yên cũ (nay là Sở NN-PTNT Phú Yên) làm chủ đầu tư. Sau đó Sở giao cho BQL dự án khu SX giống thủy sản (Sở Thủy sản Phú Yên) hợp đồng kinh tế thuê đất khu SX giống thủy sản với 30 hộ dân quanh vùng.

Hợp đồng nêu, thời hạn thuê đất là 5 năm, giá tiền thuê đất 1,5 triệu đồng/năm, đồng thời hai bên thỏa thuận giải quyết tài sản đầu tư trên lô đất khi kết thúc bằng cách tháo gỡ toàn bộ tài sản trả lại mặt bằng đất cho Nhà nước. Trong dự án 30 lô, hợp đồng cho thuê đất đến năm 2005, một số hộ được gia hạn đến tháng 8/2008.

Đến cuối năm 2012, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi khu SX giống thủy sản Bình Kiến giao cho UBND TP Tuy Hòa quản lý. Tuy nhiên việc thu hồi đất “kéo cưa” đến nay chưa xong. Theo ông Nguyễn Lương Sinh, Phó chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, UBND TP đã có công văn số 4047/UBND, giao UBND xã Bình Kiến mời các cá nhân, tập thể đang hoạt động tại khu SX giống thủy sản vận động tháo dỡ, giao trả mặt bằng giao cho Nhà nước quản lý.

Tuy nhiên các cá nhân, tổ chức vẫn không tự giác tháo dỡ mà tiếp tục SX. UBND xã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nhưng các hộ không ký vì cho rằng, đất này không phải họ lấn chiếm mà là đất dự án được UBND tỉnh cấp.

Về phía UBND TP Tuy Hòa đã ban hành quyết định số 5703/QĐ-UBND thành lập tổ công tác khảo sát thực trạng các cơ sở SX tôm giống tại xã Bình Kiến. Qua khảo sát tổng số 26 hộ đang sử dụng đất với diện tích hợp đồng thuê 23.052m2, trong đó có 18 hộ nuôi giống thủy sản với tổng vốn đầu tư 61 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, một người nuôi tôm giống ở đây cho biết: "Bản thân các trại không lấn chiếm đất mà được UBND tỉnh giao theo dự án hợp đồng. Cuộc sống gắn bó nơi này đã lâu, giờ thu hồi tôi chấp nhận giao đất nhưng cần bố trí nơi SX khác. Đề nghị UBND TP Tuy Hòa tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nuôi tôm giống trình bày nguyện vọng, bàn phương hướng giải quyết hợp lý, thế nhưng UBND TP Tuy Hòa không bố trí gặp đối thoại".

"Thời gian qua, UBND TP Tuy Hòa chỉ đạo UBND Bình Kiến đến lập biên bản, chúng tôi không đồng ý ký đơn di dời", ông Tùng nói. Còn ông Nguyễn Văn Cu, người nuôi tôm giống ở đây cho biết: "Nhà nước thu hồi, chúng tôi sẵn sàng trả nhưng có chính sách hỗ trợ khi di dời. Bản thân tôi ở đây trên 15 năm, con tôi sinh ra lớn lên tại đây. Nhà cất đóng rong, đóng rêu, trong khi vốn đầu tư xây dựng cơ sở nuôi tôm rất lớn".

Thất thoát tiền Nhà nước

Dự án 30 lô (mỗi lô 750m2), giá tiền thuê đất một năm là 1,5 triệu đồng/lô, tuy nhiên dự án chỉ thu tiền đến năm 2003 thì chấm dứt. Nguyên nhân đến thời điểm đó, BQL dự án khu SX giống thủy sản giải thể nên không có ngành nào đứng ra thu. Từ đó đến nay hàng trăm triệu đồng tiền thuê đất các ngành chức năng không triển khai thu, thất thoát lớn.

Ông Lê Trung Thọ, một người thuê đất cho biết: "Tôi thuê lại đất của chủ trước và đóng tiền thuê đất được 3 năm, sau đó BQL giải thể thì không có ai xuất phiếu thu tiền nữa. Đa số khu này người thuê đất đóng tiền đến năm 2003 thì chấm dứt".

Theo nhiều người thuê đất, có người sang tay (chuyển nhượng) lại cho người sau đến thuê vừa làm trại cũng làm nhà ở, trong đó có người đầu tư 300 - 400 triệu đồng xây dựng nhà ương ấu trùng, nhà nuôi tôm mẹ và các bể nuôi và nhà ở. Vì vậy người thuê đất đề nghị được đối thoại với cơ quan chức năng để trình bày nguyện vọng, bàn hướng giải quyết là cần thiết.

NNVN
Đăng ngày 10/08/2018
La Hai
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 11:03 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 11:03 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 11:03 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 11:03 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 24/04/2025
Some text some message..