Đánh vi sinh vào buổi sáng và buổi tối khác nhau như thế nào?

Vi sinh hỗ trợ rất nhiều cho ao nuôi tôm. Nhưng làm thế nào để có thể sử dụng vi sinh đúng cho từng mục đích đang được rất nhiều bà con quan tâm đến. Chính vì thế bài viết hôm nay sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về thời gian đánh vi sinh sao cho tương ứng với công dụng mong muốn nhé!

Đánh vi sinh cho ao nuôi
Lựa chọn thời điểm sử dụng vi sinh để đạt được mục đích ao nuôi cần. Ảnh: chephamsinhhocbio.com

Nhiều lợi ích mà vi sinh mang đến cho ao nuôi 

Cải thiện chất lượng nước 

Vi sinh có thể giúp cải thiện chất lượng nước trong ao tôm bằng cách phân hủy chất thải hữu cơ và các chất ô nhiễm khác. 

Vi sinh cũng có thể giúp kiểm soát mức độ ô nhiễm và ức chế vi khuẩn, vi rút gây hại trong ao tôm. 

Tăng quá trình phân hủy, giảm các chất tích tụ dưới đáy ao, hạn chế sinh ra khí độc. 

Thúc đẩy quá trình chuyển hóa hoàn toàn, tạo ra dạng không gây độc cho tôm. 

Hỗ trợ sức khỏe tôm 

Vi sinh có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của tôm, giúp tôm tiêu hóa tốt hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng cho tôm. 

Kích thích tảo có lợi phát triển, gây màu nước  

Vi sinh vật giúp kích thích sự phát triển của một số tảo có lợi như: tảo khuê, tảo lục,... Và hạn chế sự phát triển của tảo có hại như: tảo lam,tảo giáp, tảo mắt,... Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho sự phát triển của tôm. 

Ao tôm có màu đẹpMàu nước ao nuôi ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Ảnh: Voicongnghiep.

Thời gian đánh vi sinh phù hợp với từng mục đích 

Bà con thường đặt ra câu hỏi rằng thời gian nào chúng ta có thể đánh vi sinh để đạt kết quả như ý nhất? Nên đánh vào buổi sáng hay buổi tối? Thật ra vi sinh vật khi được đưa vào ao nuôi với từng thời điểm khác nhau lại mang đến những công dụng khác nhau.  

Chính vì thế, có thể nói không có thời gian nào là tối ưu nhất khi đánh vi sinh, vì vậy nên chọn thời điểm thích hợp với nhu cầu ao nuôi của mình là thời điểm hiệu quả nhất! 

Sau đây là một số thời điểm thích hợp đánh vi sinh: 

Đánh vi sinh để xử lý môi trường nước 

Khi sử dụng vi sinh để xử lý bùn đáy, nhớt bạt, chất hữu cơ, bà con nên đánh vi sinh vào thời điểm khoãng 8h00- 17h00 khi trời có nắng ấm. Nồng độ oxy lúc này trong nước cao >3mg/L, nhiệt độ nước từ 20-30 độ C (tùy khu vực địa lý khác nhau mà áp dụng phù hợp). 

Sau khi pha vi sinh với nước sạch, để thoáng từ 1-2h để vi sinh kích hoạt. Sau đó tạt đều trên bề mặt ao hoặc tạt đầu nguồn ngay vị trí quạt để vi sinh được phân tán đều khắp ao.  

Đánh vi sinh để giảm khí độc NH3, NO2, H2

Sử dụng vi sinh để giảm khí độc thì nên dùng vi sinh vào lúc nước trong ao có nồng độ Oxy cao nhất (>4mg/L). Nguyên do là vì các chủng vi sinh xử lý khí độc sử dụng rất nhiều oxy để thực hiện quá trình Nitrat hóa NH3, NO2. Thời điểm thích hợp ban sáng là từ 9h00 – 11h00, chiều từ 15h00-17h00.  

Thường sẽ sử dụng vi sinh xử lý đáy và khí độc kết hợp để hiệu quả nhanh. Men vi sinh xử lý đáy sẽ oxy hóa lớp bùn đáy tích tụ là nguyên nhân hình thành khí độc. 

Có nhiều chủng vi khuẩn có thể hạ được khí độc. Tuy nhiên, Khi sử dụng chủng vi khuẩn tự dưỡng (Nitro) bạn nên lưu ý chủng này có thể chuyển từ NH3->NO2 nhanh nhưng từ NO2->NO3 thì rất chậm. Vì vậy, để xử lý khí độc an toàn nên sử dụng chủng vi sinh dị dưỡng (Bacillus). 

Đánh vi sinh để cắt tảo trong ao tôm 

Một số trường hợp muốn cắt tảo có thể sử dụng vi sinh đánh vào buổi tối khoảng 21h00-22h00. Thông thường, đánh 2 -3 nhịp theo hướng dẫn của nhà sản xuất là mật độ tảo sẽ được kiểm soát tối ưu. Không nên đánh nhiều vì sẽ gây hiện tượng sụp tảo, trong nước. 

Vi sinh hỗ trợ cắt tảo hiệu quả

Đánh vi sinh để hỗ trợ đường ruột, men tiêu hóa cho tôm 

Để giúp đường ruột tôm hấp thụ nhanh thức ăn, mau lớn, đồng đều kích cỡ. Bà con nên dùng men vi sinh đường ruột hay men tiêu hóa sử dụng trộn cho ăn hàng ngày. Men vi sinh sẽ hỗ trợ tôm khi sử dụng thức ăn có độ đạm cao.  

Men vi sinh đường ruột dạng bột dùng từ 1-3g/kg thức ăn. Pha men đường ruột với nước sạch, để 15 phút sau đó trộn đều với thức ăn. 15 phút sau trộn vi sinh bám vào thức ăn thì sẽ đem cho tôm ăn. 

Qua bài viết, Tép Bạc mong bà con có thể sử dụng vi sinh một cách hiệu quả nhất, đem lại đúng mục địch mà ao nuôi tôm đang cần. Nếu sử dụng đúng mục đích sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí cao, giúp tôm mau tăng trưởng, phát triển tốt để có một vụ mùa bội thu! 

Đăng ngày 30/11/2023
Mây @may
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 16:31 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 16:31 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 16:31 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 16:31 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 16:31 07/11/2024
Some text some message..