Dấu ấn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngành thủy sản Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7/2024 do tuổi cao, bệnh nặng. Trong niềm thương tiếc vô hạn, chúng tôi xin gửi lời tri ân đến những đóng góp quý báu của ông, đặc biệt là những thay đổi rõ nét của ngành thủy sản trong suốt hơn 13 năm ông lãnh đạo đất nước.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm mô hình nuôi tôm
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm mô hình nuôi tôm của nông dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, ngày 13/4/2019. Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong vai trò là lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, tuy không phải là người trực tiếp đưa ra các chính sách cụ thể về ngành thủy sản. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ông, chính phủ và các cơ quan liên quan đã thúc đẩy nhiều chính sách quan trọng để phát triển ngành thủy sản. 

Trong chặng đường phát triển này, Việt Nam đã luôn chú trọng đến việc xây dựng một ngành nghề bền vững, hài hòa với môi trường và xã hội. Dưới sự định hướng của Đảng & Nhà nước, phát triển bền vững ngành thủy sản không chỉ là một khẩu hiệu mà đã trở thành một mục tiêu chiến lược, với các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo việc nuôi trồng bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo tồn môi trường biển.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm mô hình nuôi tôm siêu thâm ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu vào tháng 2/2017. Ảnh: TTXVN 

Bên cạnh đó, việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản cũng là một mục tiêu quan trọng. Chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành tập trung vào việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm thông qua chế biến và đa dạng hóa sản phẩm. Điều này giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính và yêu cầu cao về chất lượng. 

Một vấn đề quan trọng khác mà Chính phủ đã đặt ra là chống lại các hoạt động khai thác thủy sản trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU). Việt Nam đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về IUU và tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn các hoạt động này để đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu và góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản toàn cầu.

Hỗ trợ nông dân, ngư dân và cộng đồng ven biển cũng là một phần không thể thiếu khi tư tưởng nhất quán của ông Nguyễn Phú Trọng là: “Lấy con người, lấy nhân dân làm chủ thể phụng sự xuyên suốt cả cuộc đời và sự nghiệp”. Do đó, trong chiến lược phát triển ngành thủy sản. Các chính sách hỗ trợ tài chính, đào tạo kỹ thuật, và cải thiện điều kiện sống đã được triển khai rộng rãi, nhằm nâng cao đời sống và năng suất của ngư dân.

Tổng bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thảo luận khi thăm mô hình nuôi tôm của nông dân. Ảnh: Báo Kiên Giang

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Ngành Thủy sản (1/4/1959 – 1/4/2019), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi hoa và thư chúc mừng đến các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp trong ngành thủy sản, cùng toàn thể bà con nông ngư dân trên toàn quốc. 

Trong thông điệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng các cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp ngành thủy sản và nông ngư dân sẽ tiếp tục nỗ lực, sáng tạo và triển khai đồng bộ các giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu xác định Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 

Hôm nay, trong niềm tiếc thương vô hạn khi tiễn biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta biết ơn con đường mà ông đã vạch ra để phát triển ngành thủy sản, đồng thời cũng nhắc nhở nhau về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong mục tiêu phấn đấu để thủy sản Việt Nam: “Bền vững trong phát triển; hiện đại trong sản xuất; tăng tốc trong xuất khẩu; nâng tầm trong hội nhập” như ông kỳ vọng.

Đăng ngày 25/07/2024
Thảo @thao
Tổng hợp

Các loài sinh vật sống ở thác nước: Đặc điểm và vai trò trong hệ sinh thái

Thác nước không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là môi trường sống phong phú của nhiều loài sinh vật đặc biệt.

Cá hồi
• 10:52 15/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 09:00 10/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 10:35 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 10:03 04/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 10:02 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 10:02 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 10:02 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 10:02 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:02 18/10/2024
Some text some message..