1. Triệu chứng bệnh
Mức độ nhẹ (dấu hiệu ban đầu):
- Bên ngoài thân cá bình thường, không có biểu hiện xuất huyết.
- Mắt cá hơi lồi.
- Khi mổ cá ra thì thấy thận lưng, tỳ tạng, gan có các đốm trắng nhỏ (đốm mủ). Lưu ý, ban đầu các đốm mủ chỉ xuất hiện trên thận lưng và tỳ tạng.
Mức độ nặng:
- Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước.
- Cá có màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn, nhỏ trên da.
- Cá thường nhào lộn và xoay tròn (quay tàu).
- Không phản ứng khi có tiếng động, bóng người.
- Một số con xuất huyết tất cả các vi và toàn thân.
Cá tra giống bị xuất huyết nặng (Ảnh tepbac.com)
- Khi nhấc cá lên khỏi mặt nước, máu chảy ra từ da và mang cá.
2. Phòng bệnh
- Cần cải tạo ao kỹ, sát trùng nước trước khi lấy vào ao.
- Cần chọn cá giống khỏe mạnh, không có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh như thận lưng sưng, gan sưng, tỳ tạng sưng và bầm đen…
- Đình kỳ (10-15 ngày) xử lý nước ao nuôi để diệt các loại virut, vi khuẩn gây bệnh ao nuôi bằng cách dùng vôi nông nghiệp CaCO3 với liều 3kg/100m2 ao kết hợp với các loại thuốc xử lý nước như Iodine 90, ANTI BFV, BKC 80 (Công Ty TNHH TMSX THẢO MỘC XANH).
3. Trị bệnh
- Vớt cá chết ra khỏi ao, đào hố và chôn kỹ lưỡng.
- Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, giảm lượng thức ăn một nửa. Các loại kháng sinh trị gan thận mủ hay như:
+ Flodox.
+ Flor 20 Liquid.
- Sau quá trình trộn kháng sinh gan cá thường bị bầm hoặc có màu sắc nhợt nhạt, nên dùng các sản phẩm giải độc gan như: HEBAL TONIC, Hạ Châu Thảo (Cty TNHH TMSX Thảo Mộc Xanh).
- Cần trộn Vitamin C để giúp cá tăng sức đề kháng mau khỏi bệnh.