Đầu tư bể lọc để nuôi ếch thu lãi 50 - 60 triệu đồng mỗi tháng

Ông Nguyễn Bá Xoay - Xã Phú Cường - Sóc Sơn - Hà Nội cho biết: 'Mình làm ăn lâu dài mà, đầu tư nó đắt 1 tý nhưng đổi lại quản lý được nguồn nước nuôi tốt bệnh tật nó ít thì hiệu quả nó tăng lên, ếch cho năng xuất cao hơn.'

Nhập khẩu bể lọc để nuôi ếch: "Chất đến từng đồng"
Đầu tư bể lọc để nuôi ếch thu lãi 50 - 60 triệu đồng mỗi tháng

Những con nòng nọc mới nở được 2 - 3 ngày tuổi . Đây chính là giai đoạn nòng nọc thất thoát nhiều nhất. Bởi lúc này, sức đề kháng của chúng còn yếu, đặc biệt là khi môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, tỷ lệ thất thoát có thể lên tới 80% Thế nhưng, điều này lại hoàn toàn không xảy ra tại mô hình nuôi ếch sinh sản của ông Xoay.

Hệ thống lọc nước mà ông Xoay đang sử dụng cho phép xử lý toàn bộ chất độc, chất thải, cặn bã trong nguồn nước cấp. Thông qua hệ thống lắng lọc, diệt khuẩn, chất lượng nguồn nước cấp vào bể nuôi được đảm bảo an toàn. 

Theo ông xoay trước đây khi chưa có bể lọc, nước cấp vào bể nuôi phải được khử trùng bằng  hóa chất. Để đảm bảo an toàn cho ếch thì  sau khoảng 1 tuần mới được đưa nước này vào bể nuôi. Còn với hệ thống lọc nước này, nước thải từ các bể nuôi có thể được xử lý ngay để tái sử dụng làm nguồn nước chăn nuôi ếch.

Trong chăn nuôi ếch, chất lượng nguồn nước đóng vai trò quan trọng. Bởi nước là môi trường sống,  là nơi để chúng sinh tồn và phát triển. Khi môi trường sống bị ô nhiễm, các bệnh ngoài da như ghẻ, lở loét, đốm đỏ sẽ bùng phát và gây hại lớn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Tỷ lệ ếch thất thoát do nguồn nước ô nhiễm có thể lên tới 80%. Vì thế việc quản lý môi trường nước nuôi như cách mà ông Xoay đang làm giúp giảm thiểu được các nguy cơ này.

"Hệ thống nước nuôi  sạch nên ếch nó thất thoát ít, tỷ lệ nó chỉ khoảng 10 - 20% trên vụ nuôi." Ông Xoay cho biết thêm.

Chất lượng nguồn nước nuôi đảm bảo, việc còn lại ông Xoay cần làm là cung cấp dinh dưỡng hợp lý để ếch phát triển. Chế phẩm sinh học trộn với cám tổng hợp. Đây là hỗn hợp thức ăn được ông Xoay sử dụng thường xuyên cho ếch, cứ 1 tuần/ lần ếch sẽ được cho ăn thức ăn trộn men vi sinh.

Hệ vi sinh vật có ích bổ sung vào thức ăn có chức năng kháng lại các vi khuẩn gây bệnh. Giúp ếch có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hạn chế dịch bệnh. Những con ếch 40 ngày tuổi... Chúng đã đảm bảo tiêu chuẩn xuất bán giống. Với trọng lượng trung bình từ 60 - 70 con /kg. Ếch giống đẹp, đồng đều nên bán được giá cao hơn thị trường 20 - 30%.

Ông Xoay cho hay: "Có thể xem ếch của nhà tôi sáng màu đồng đều như thế này cơ mà. Ngày xưa nuôi kiểu cũ cứ con to con nhỏ, kiểu nó nhiều tầng lớp. làm theo công nghệ mới này ếch nở đều đẹp như này nên có mua cao khách hàng người ta vẫn ưng. Nuôi con này nó cũng hơn những con khác, vừa nhàn vừa đầu tư ít, môi trường nó sạch sẽ mà thu nhập cũng cao".

Với quy mô 1.000 cặp ếch sinh sản, trung bình mỗi tháng ông Xoay cung cấp cấp ra thị trường từ 10 - 15  vạn ếch giống . Sau khi trừ chi phí ông Xoay thu lãi 50 - 60  triệu đồng mỗi tháng.

Gia đình ông Xoay là hộ chăn nuôi đầu tiên tại Xã Phú Cường huyện Sóc Sơn  đầu tư hệ thống lọc nước vào chăn nuôi ếch. Hiện trang trại nuôi ếch của ông Xoay đã trở thành mô hình điểm tại địa phương để  nhiều hộ chăn nuôi trong và ngoài tỉnh đến tham quan,học tập

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tich Hội Nông dân Xã Phú Cường - Sóc Sơn - Hà Nội cho hay: "Việc đầu tư bài bản trong chăn nuôi ếch có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao giá trị thu nhập, giảm thiểu rủi ro trong qua trình chăn nuôi, về phía địa phương chúng tôi hiện cũng đang khuyến khích bà con chăn nuôi áp dụng".

Từ sự thành công của mô hình, kế hoạch của ông Xoay trong năm tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trang trại. Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi. Đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh của trang trại qua các kênh thông tin để tìm kiếm và mở rộng thị trường 

VTC16 - 3N
Đăng ngày 26/07/2018
PV
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:30 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:30 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:30 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:30 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:30 26/11/2024
Some text some message..