Dạy cá heo sử dụng vũ khí

Hải quân Ukraina sẽ huấn luyện những con cá heo sử dụng súng và dao đặc biệt để chống kẻ thù dưới nước.

Quân đội Liên Xô cũ từng huấn luyện cá heo chiến đấu dưới nước và ngày nay đơn vị cá heo đó thuộc quyền sở hữu của Ukraina
Quân đội Liên Xô cũ từng huấn luyện cá heo chiến đấu dưới nước và ngày nay đơn vị cá heo đó thuộc quyền sở hữu của Ukraina. Ảnh: wikia.com.

RIA Novosti cho biết, hải quân Ukraina vừa khởi động một chương trình huấn luyện cá heo. Những con cá heo tham gia chương trình sẽ được gắn một loại súng lục đặc biệt và dao lên đầu để chiến đấu dưới nước. Ngoài ra chúng còn được huấn luyện để dò mìn.

"Cá heo sẽ được huấn luyện cách chống lại những người có vũ khí dưới nước để bảo vệ tàu", một quan chức giấu tên của hải quân Ukraina, phát biểu.

Huấn luyện cá heo vì mục đích quân sự không phải là điều mới mẻ hay bí mật. Hải quân Mỹ từng dạy cá heo cách dò mìn và gắn thiết bị lên cơ thể cá heo để ngăn chặn thợ lặn của đối phương xâm nhập các cảng. Quân đội Liên Xô cũ từng thực hiện một chương trình huấn luyện cá heo ở cảng Sevastopol thuộc Biển Đen tới khi Liên Xô tan rã. Ngày nay đơn vị cá heo vẫn "đồn trú" tại cảng Sevastopol, song quyền sở hữu chúng đã thuộc về Ukraina. Những con cá heo đó thực hiện các nhiệm vụ dân sự như chơi với trẻ em tàn tật.

Một số chuyên gia về động vật biển lo ngại rằng chủ trương trang bị vũ khí cho cá heo có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Chẳng hạn, chúng không thể phân biệt bạn và thù.

"Do cá heo không thể nhận thức sự khác biệt giữa những tàu của đồng minh và đối phương, trao quyền quyết định tấn công cho chúng có thể là hành động không khôn ngoan. Nếu hải quân Ukraina đang trang bị vũ khí cho cá heo của họ, các đô đốc nên ghi nhớ cảnh báo của chúng tôi", hải quân Mỹ tuyên bố.

Vnexpress
Đăng ngày 23/10/2012
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 11:02 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:02 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 11:02 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:02 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 11:02 14/11/2024
Some text some message..