ĐBSCL cấp tốc ứng phó với hạn, mặn

Khả năng độ mặn cao nhất năm xuất hiện vào đợt triều cường tháng 3 và đầu tháng 4 tới ở mức tương đương năm 2016

Xâm nhập mặn
Nông dân Cà Mau tranh thủ thu hoạch tôm càng xanh trước diễn biến của hạn, mặn .Ảnh: VÂN DU

Những ngày này, nhiều ruộng lúa của nông dân dọc theo tuyến Quốc lộ 63 về vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang chỉ còn trơ gốc rạ, khô cằn do nắng nóng kéo dài. Dự báo mùa khô năm nay, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ khốc liệt và diễn ra sớm hơn các năm nên người dân cùng các ngành chức năng phải khẩn trương thực hiện những biện pháp ứng phó.

Lo lặp lại đỉnh lịch sử

Theo ông Lê Văn Trường (ngụ xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng), người dân nơi đây đang tập trung xuống giống tôm cho vụ đầu tiên trong năm với kỳ vọng sẽ được mùa, trúng giá. Tuy nhiên, ông Trường lo lắng nhắc lại đợt hạn, mặn lịch sử xảy ra vào mùa khô năm 2015-2016.

Vào thời điểm đó, người dân xã Minh Thuận cũng như cả vùng U Minh Thượng (gồm các huyện U MinhThượng, An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận) không thể ngờ đợt hạn hán lại khốc liệt đến thế. Do vậy, nhiều người chủ quan xuống giống lúa theo thường lệ để rồi chịu thiệt hại nặng nề hoặc mất trắng. Riêng ở các khu vực được quy hoạch nuôi tôm theo mô hình "một vụ lúa, một vụ tôm" cũng rơi vào cảnh khốn khó vì nguồn nước ngọt dưới kênh để bơm vào vuông bị nhiễm mặn nặng. "Gia đình tôi có 4 ha đất cũng làm 1 vụ lúa và 1 vụ tôm. Nếu tình trạng hạn, mặn như năm 2016 lặp lại thì sau vụ tôm đầu năm nay, gia đình tôi phải bỏ đất, không sử dụng đến tháng 10 mới có thể phục hồi sản xuất vì đất nhiễm mặn, thu nhập chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng" - ông Trường thở dài.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, nhận định hiện mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống chậm trong khi mực nước tại các trạm thuộc khu vực nội đồng có xu thế xuống nhanh từ nửa đầu tháng 2 đến tháng 3. Đặc biệt, khả năng độ mặn cao nhất năm xuất hiện vào đợt triều cường tháng 3 và đầu tháng 4 tới ở mức tương đương năm 2016.

Trữ nước ngọt, chuyển đổi cây trồng

Trên cánh đồng nắng những ngày cuối tháng 2, bà Trần Thị Tú (ngụ xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) cho biết vụ đông xuân này, để "né" hạn, mặn, nhiều hộ đã xuống giống trước cả tháng nên đang vào lúc thu hoạch. Tuy nhiên, lo hạn, mặn đến sớm sẽ thiếu nước trầm trọng nên hộ bà Tú đã chủ động xây hồ trữ nước ngọt.

Cùng chung tâm trạng như bà Tú, ông Nguyễn Thanh Tùng (ngụ xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: "Hạn, mặn năm trước, vườn sầu riêng 3 công của tôi gần như chết sạch. Năm nay, tôi vừa mua thêm 2 công sầu riêng khác để canh tác nhưng vẫn chưa biết hạn, mặn thế nào nên tôi mua máy thử nước mặn và trữ nước ngọt trong vườn. Hy vọng năm nay không thiệt hại như năm trước". Theo ông Nguyễn Quang Khiêm, Chủ tịch UBND xã Quới An (huyện Vũng Liêm), xã theo dõi độ mặn hằng ngày, khi nào độ mặn dưới 1‰ mới cho mở cống. Ở đây, người dân đã có kinh nghiệm phòng chống hạn, mặn nên họ chủ động trữ nước trong kênh, mương vườn. Để chủ động ứng phó hạn, mặn, ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, cho rằng năm 2021, hạn mặn xuất hiện sớm hơn nên tỉnh chủ động phòng chống cho năm nay và các năm về sau. Ngoài ra, tỉnh đã chủ động đắp 8 đập thép ngăn mặn ở các cống ngăn mặn, bảo đảm nước ngọt phục vụ cho 800.000 người dân của tỉnh.

Trước đó, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô, nhiều hộ dân ở Cà Mau đã trang bị phuy nhựa, hồ chứa nước… có dung tích lớn trữ nước vào mùa mưa. Đồng thời, người dân còn chủ động chọn lựa cây trồng, vật nuôi để thích ứng với hạn, mặn. "Vào mùa mưa, tôi trồng bắp trái vì lúc này lượng nước trong đất rất nhiều, là điều kiện lý tưởng để cây bắp phát triển và cho trái. Riêng mùa khô, khả năng thiếu nước và xâm nhập mặn luôn hiện hữu, tôi chuyển sang trồng dưa leo do thời gian thu hoạch ngắn, ít rủi ro" - bà Nguyễn Thị Tứ (ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) chia sẻ. Theo bà Trần Hồng Ửng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh (tỉnh Cà Mau), huyện đã hướng dẫn lịch thời vụ cho người dân để ứng phó với hạn, mặn. Cụ thể, đối với nuôi tôm quảng canh (nuôi quanh năm), khuyến cáo người dân nuôi 2 vụ/năm, thời gian giữa 2 vụ cách nhau ít nhất 45 ngày để cải tạo đất. "Khi thời tiết có những diễn biến thất thường, chúng tôi sẽ ban hành những văn bản tiếp theo để hướng dẫn người dân" - bà Ửng nói.

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, cho biết UBND tỉnh này đã đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam cho phép cắt luồng giao thông trên tuyến kênh Ông Hiển để đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt. Dự kiến thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1-3 đến tháng 6. 

Mặn sẽ xâm nhập những sông lớn

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, việc giảm xả nước từ thủy điện ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL. Hiện bước vào thời kỳ ảnh hưởng cao điểm cuối tháng 2 do xả nước thấp kéo dài kết hợp triều cường, mặn cao nhất từ ngày 25 đến 28-2. Từ ngày 1-3, mặn sẽ giảm nhưng tăng trở lại từ ngày 12 đến 15-3, độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 48-70 km, 75-90 km trên sông Vàm Cỏ và 50-55 km trên sông Cái Lớn.
Báo Người Lao Động
Đăng ngày 01/03/2021
Môi trường
Bình luận
avatar

Tính khả thi của thả rạn nhân tạo

Rạn nhân tạo (Artificial reef) là một tập hợp của bất kỳ các chất hay vật liệu nào đó được thả xuống đáy biển nhằm tăng cường hoặc bổ sung nơi cư trú cho cá, các loài hải sản khác sinh sống và phát triển.

Rạn nhân tạo
• 10:02 28/08/2024

Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất thủy sản

Trong 2 ngày 20-21.8, tại thành phố Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn ToT (Đào tạo tiểu giáo viên).

Tập huấn
• 09:28 23/08/2024

Lập khu bảo tồn ở vùng biển Cà Mau

Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc là 3 cụm đảo được lựa chọn để thành lập khu bảo tồn biển. Hệ thống khu bảo tồn biển được thành lập không chỉ góp phần bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm chức năng điều hòa môi trường, cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, quốc gia.

Rừng ngập mặn
• 13:53 20/08/2024

Thách thức khi thức ăn tôm là nguồn phát thải chính trong chuỗi cung ứng tôm

Thức ăn tôm cũng là một trong những nguồn phát thải lớn nhất trong chuỗi cung ứng tôm, gây ra nhiều thách thức cho cả người nuôi và ngành công nghiệp.

Tôm thẻ
• 09:55 20/08/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 12:20 10/09/2024

Khám phá chợ cá Tam Tiến: Bức tranh sống động của vùng quê miền biển

Mặt trời dần ló rạng, nhuộm hồng cả một vùng biển. Tiếng sóng vỗ rì rào hòa quyện với tiếng rao hàng của các bà, các mẹ bán cá tạo nên một bản giao hưởng độc đáo.

Chợ Tam Tiến
• 12:20 10/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 12:20 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 12:20 10/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 12:20 10/09/2024
Some text some message..