ĐBSCL: “Hốt bạc” nhờ bán nước ngọt ở vùng khô hạn

Mùa nắng nóng, người dân các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL phải mua nước ngọt với giá từ 40 đến hơn 100.000 đồng/m3 tùy đoạn đường vận chuyển để sử dụng trong sinh hoạt. Nhờ đó mà các hộ kinh doanh nước sạch cũng sống khỏe.

xe công nông
Ông Hưng với chiếc xe công nông, ống dẫn nước và bồn chứa để hành nghề bán nước ngọt.

Đã gần 20 năm qua ông Nguyễn Văn Hưng, ngụ ấp 2 (Bình Thới, Bình Đại, Bến Tre) hành nghề bán nước sạch trong mùa nắng nóng. Cứ sau tết Nguyên đán khi nước mặn xâm nhập vào nội đồng cũng là lúc cao điểm nghề bán nước sạch của ông “hốt bạc”.

Thông thường nước được lấy từ giếng khoan tầng nông với độ sâu chưa đến 10 m chủ yếu là nước mưa đã tích tụ lại để đem bán cho người dân dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Đây chỉ là nước ngọt chỉ để dùng trong tắm, giặt chứ không nấu ăn hay uống được. Giá nước mua ngay địa điểm giếng khoan chỉ 20.000 đồng/xe (khoảng 2,5 m3)  nhưng tới hộ gia đình bán giá cả trăm ngàn đồng/xe với lý do thiếu nước và phương tiện vận chuyển khó khăn.

Ông Hưng cho biết: “Nước ngọt ở đây giá cả chủ yếu tính theo đoạn đường vận chuyển từ địa điểm lấy nước đến các hộ dân có nhu cầu. Bình thường đoạn đường gần chỉ 70.000 đồng/xe nhưng nếu xa thì có thể lên tới 130.000 đến 140.000 đồng/xe. Một số nơi nắng nóng gay gắt, ít điểm lấy nước thì giá được tính cả trăm ngàn một mét khối”.

Hiện nay đang là đỉnh điểm thiếu nước ngọt dùng trong sinh hoạt nên mỗi ngày ông Hưng bán từ 12 đến 13 xe nước, tiền lãi thu về 600.000 đến 700.000 đồng/ngày sau khi trừ đi chi phí, khỏe hơn so với công việc làm mướn hay các nghề khác.

Ông Võ Ngọc Bé ngụ ấp 1 (Thạnh Trị, Bình Đại, Bến Tre) cũng hành nghề bán nước ngọt hơn 10 năm nay. Phương tiện hành nghề của ông khá đơn giản chỉ với chiếc xe công nông mà người dân địa phương gọi là xe máy cày cùng thùng chứa nước được kéo ở phía sau. Ông Bé cho biết: “Trung bình người bán nước lời khoảng 50% do phải trả tiền cho chủ giếng khoan, khấu hao máy móc, dầu nhớt… nên cũng sống được trong mùa nắng nóng”.

bán nước ngọt
Ông Bé cũng “sống khỏe” với nghề bán nước ngọt

Có thời gian ông Bé bỏ nghề bán nước ngọt chuyển sang nuôi tôm nhưng được vài năm thấy nhớ nghề và dễ sống hơn nên tiếp tục quay lại nghề bán nước ngọt. Theo ông Bé nghề này chẳng cần vốn liếng gì chỉ có chiếc xe công nông và bồn nước phía sau rong ruổi hằng ngày trên đường nếu ai có nhu cầu gọi điện là vài tiếng đồng hồ sau có nước tới tận nhà.

Những hộ dân ở ngay mặt đường có giếng khoan lấy nước ngọt hay những  địa điểm có nước sạch từ nhà máy nước cung cấp cũng sống khỏe nhờ nghề bán nước. Ông Nguyễn Văn Tư, ngụ ấp 3 (Bình Thới, Bình Đại, Bến Tre) bán nước mấy năm nay cho biết: “Gia đình tôi ở ngay khu đất trồng cát nên mùa mưa nước tích tụ lại đến mùa khô tôi làm giếng khoan lấy nước lên bán. Máy bơm của tôi hoạt động liên tục 24/24 giờ để lấy nước ngầm lên những hồ chứa ở phía trên để xe lại lấy. Mấy ngày nay máy hoạt động hết công suất mà không đủ nước để bán do nhu cầu mùa nắng nóng gay gắt rất lớn”.

ho nuoc
Hệ thống hồ chứa nước dự trữ của ông Tư để cung ứng kinh doanh nước ngọt

Theo ông Tư, mỗi tháng trừ tiền điện khoảng trên dưới 3 triệu đồng, gia đình ông sống khỏe nhờ nghề bán nước ngọt.

Những người làm dịch vụ đặc biệt này giúp cho dân vùng ven biển có nước sử dụng trong mùa khô hạn dù giá cả khá đắt đỏ. Mặc dù phải xài tiết kiệm nhưng người dân nơi đây buộc phải xài nước ngọt trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày vì quanh các kênh mương nước đều mặn đắng. Nhờ vậy những người làm dịch vụ bán nước ngọt cũng sống khỏe trong mùa khô hạn.

Báo Dân Trí, 16/04/214
Đăng ngày 18/04/2014
Minh Giang
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 13:33 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 13:33 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:33 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 13:33 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 13:33 26/12/2024
Some text some message..