ĐBSCL: Xâm nhập mặn tăng trở lại và đạt đỉnh vào cuối tuần

Tình trạng xâm nhập mặn từ ngày 06/5 đến 10/5/2020 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất trong đợt này tại các trạm ở mức tương đương và cao hơn thời kỳ từ ngày 21-30/4.

Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, trong thời gian từ ngày 6-10/5, khu vực Nam Bộ khả năng có mưa dông rải rác về chiều tối trong thời đoạn ngắn, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa phân bố không đều với tổng lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Nhiệt độ cao nhất trong 5 ngày tới tại khu vực Nam Bộ phổ biến từ 33-37 độ, sau có xu hướng giảm.

Trong khi đó, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,2-1,0m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu sẽ lên theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,30m; tại Châu Đốc 1,45m, cao hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,15-0,2m.

Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia nhận định, xâm nhập mặn ở ĐBSCL từ ngày 6-10/5 có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất trong đợt này tại các trạm ở mức tương đương và cao hơn thời kỳ từ ngày 21-30/4, riêng ở Cà Mau độ mặn ở mức thấp hơn.

Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 90-135km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 55-70km; Sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn 65-85km; Sông Hậu, Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 45-50km; Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 55-60km.

Còn chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 80-125km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phạm vi xâm nhập mặn 50-55km; Sông Hàm Luông phạm vi xâm nhập mặn 60-75km; Sông Cổ Chiên, sông Hậu phạm vi xâm nhập mặn 35-40km; Sông Cái Lớn phạm vi xâm nhập mặn 45-55km. Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cấp độ 1-2.

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia khuyến cáo, trong đợt mặn từ ngày 8-15/5,các địa phương hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng đô mặn.

Trước đó, như Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã thông tin, tình hình xâm nhập mặn từ 1-5/5 ở khu vực ĐBSCL đang giảm dần. Độ mặn cao nhất tuần tại hầu hết các trạm vùng ĐBSCL ở mức thấp hơn tuần từ 26-30/4, riêng một số trạm ở Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau độ mặn ở mức cao hơn.

Tài nguyên & Môi trường
Đăng ngày 06/05/2020
Tuyết Chinh
Môi trường

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 14:17 16/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 10:52 15/10/2024

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 19:23 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 19:23 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 19:23 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 19:23 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 19:23 18/10/2024
Some text some message..