Để 63 năm ngày truyền thống thủy sản trở nên ý nghĩa

Hướng đến kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, thực hiện kế hoạch “Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản tại một số lưu vực sông và vùng ven biển ĐBSCL” năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, sáng nay (1/4) tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
Tàu đánh bắt cá cơm. Ảnh: Báo Quảng Nam

Phỏng vấn ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về yêu cầu cấp thiết của việc tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững ngành thủy sản.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết lý do nào mà Tổng cục Thủy sản lựa chọn Sóc Trăng là địa phương diễn ra sự kiện thả giống tái tạo và bổ sung nguồn lợi thủy sản?

Ông Trần Đình Luân: Công tác thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là tập trung vào 2 thời điểm là mùng 1/4 và ngày Phật Đản. Năm 2022 là năm triển khai Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam trong Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 36 của Trung ương về Kinh tế biển, Tổng cục Thủy sản lựa chọn tỉnh Sóc Trăng bởi đây là địa phương có truyền thống về tái tạo nguồn lợi thủy sản.

bảo vệ nguồn lợi
Công tác thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh minh họa: Báo Ninh Bình

Sự kiện hướng đến nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân ven biển về công tác thả giống tái tạo nguồn lợi, đặc biệt là thả giống đúng nơi, đúng cách, đúng địa điểm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản để người dân nắm rõ và tuân thủ theo quy định

Sóc Trăng là tỉnh có tỷ trọng phát triển nuôi biển rất lớn, đặc biệt là nuôi tôm, đây là một trong những sản phẩm quốc gia đế chúng ta đã có kế hoạch hành động để phát triển. Bên cạnh ngành tôm có thể áp dụng vào các lĩnh vực nuôi khác đó là môi trường phục vụ cho nuôi biển để tạo sinh kế cho bà con ngày một tốt hơn và công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ở đây chỉ là một bước để giúp cho tổng thể các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản phát triển một cách hài hòa, các bên đều có lợi ích, tạo điều kiện để cộng đồng ngư dân có đời sống tốt hơn.

PV: Để hoạt động này đi vào thực chất và hiệu quả, trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề gì, thưa ông?

Ông Trần Đình Luân: Mục tiêu tham gia tái tạo nguồn lợi thủy sản chỉ là một phần quan trọng nhất là ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản để nguồn lợi này sinh sôi và phát triển qua đó tạo sinh kế, đảm bảo thu nhập cho người dân và cộng đồng ngư dân ven biển. Để việc tuyên truyền đi vào thực chất và có chiều sâu cần thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau để mỗi ngư dân, doanh nghiệp và người dân hiểu rõ hơn và tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho nguồn lợi thủy sản sinh sôi và phát triển đi vào thực chất và sâu rộng hơn nữa.

PV: Thưa ông nhiều năm qua, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản là vấn đề lớn đặt ra. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững?

Ông Trần Đình Luân: Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với Nghị quyết 120 về phát triển đồng bằng sông Cửu Long, trong đó thủy sản được ưu tiên hơn thì bên cạnh những mô hình sản xuất thủy sản trên bờ và khai thác sản xuất ven biển thì việc tham gia tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố giúp môi trường tốt hơn.

Ông Trần Đình Luân
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Để nâng cao vị thế, vai trò và đặc biệt là khai thác được tiềm năng, lợi thế của sản xuất thủy sản cần nhìn nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và nguồn lợi phục vụ cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta phát triển chủ yếu chiều rộng về hoạt động sản xuất thủy sản bằng chứng là tăng trưởng về sản lượng và chỉ tiêu xuất khẩu, góp phần khẳng định vị thế của ngành thủy sản trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đến giai đoạn này chúng ta thấy rằng việc triển khai các hoạt động thủy sản còn thiếu bền vững. Bằng chứng là trong Chiến lược thủy sản trong Quyết định 339 của Thủ tướng Chính phủ chúng ta phải xoay trục là giảm năng lực khai thác, cơ cấu lại đội tàu phù hợp đối với nguồn lợi, ngư trường và mùa vụ khai thác.

Để tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế cho tăng trưởng thủy sản cần tăng cường công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản. Việc thả giống tái tạo ở đây là một trong những hoạt động để nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân ven biển nói riêng và người dân nói chung về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản để giúp cho khai thác thủy sản hiệu quả hơn, qua đó giảm cường lực khai thác, tăng bảo tồn và bảo vệ môi trường để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, ổn định.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

VOV1
Đăng ngày 01/04/2022
Minh Long
Nuôi trồng

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 10:18 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 09:39 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 10:37 30/12/2024

Cá mó - Một chiến binh làm sạch rạn san hô cần được bảo vệ

Những chú cá mó không chỉ mang vẻ đẹp sặc sỡ điểm tô sắc màu đại dương mà còn là những chiến binh làm sạch rạn san hô đang cần sự chung tay của tất cả chúng ta bảo vệ.

Cá mó
• 10:37 30/12/2024

Cá đông lạnh và cá tươi sống: nên chọn loại nào tốt hơn?

Giữa muôn vàn lựa chọn thực phẩm, việc quyết định mua cá đông lạnh hay cá tươi sống luôn là mối băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Bởi lẽ, mỗi loại sản phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng về chất lượng, chi phí, và sự tiện lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến túi tiền và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Cá đông lạnh
• 10:37 30/12/2024

Thu mua tôm nhiều hơn để làm khô phục vụ Tết nguyên đán 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và như mọi năm, đây là dịp để các gia đình, doanh nghiệp, và cá nhân chuẩn bị những món quà đặc biệt cho người thân, bạn bè và đối tác.

Tôm khô
• 10:37 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 10:37 30/12/2024
Some text some message..