Để kinh tế biển thành ngành mũi nhọn: Cần phát triển toàn diện

Phát huy thế mạnh bờ biển dài và ngư trường rộng lớn, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đầu tư khai thác hiệu quả kinh tế biển và đã có bước chuyển biến đáng kể. Khai thác hải sản xa bờ được xem đây là một ngành mũi nhọn.

Để kinh tế biển thành ngành mũi nhọn: Cần phát triển toàn diện
Để kinh tế biển thành ngành mũi nhọn: Cần phát triển toàn diện

Với ngư trường rộng lớn khoảng 52.000 km2, có đảo Phú Quý ngoài khơi cách thành phố Phan Thiết 120 km, Bình Thuận còn có tiềm năng rất lớn về khai thác hải sản. Đây là một trong những ngư trường lớn của cả nước, có nguồn lợi hải sản phong phú. Vùng biển ven bờ của tỉnh còn là nơi sinh sống của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao như điệp quạt, sò lông, bàn mai, nghêu lụa, dòm nâu… là những loài đặc thù hầu như không gặp ở các vùng biển ven bờ khác của cả nước với sản lượng khai thác 20.000 - 40.000 tấn mỗi năm. Diện tích các bãi bồi, bãi triều ven sông và cận bờ biển có thể nuôi tôm bán thâm canh. Đảo Phú Quý có thể nuôi cá lồng bè và các loại hải sản khác...

khai thác thủy sản Bình Thuận

Đội tàu công suất lớn (từ 90 CV trở lên) tiếp tục gia tăng về số lượng, công suất, trở thành đội tàu chủ lực của tỉnh trên vùng biển khơi. Có đóng góp quan trọng về sản lượng và giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng chục ngàn lao động biển. Toàn tỉnh hiện có 2.895 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên, tăng 1.190 chiếc so với năm 2010, tỷ trọng nhóm tàu công suất lớn từ 27,7% năm 2012 tăng lên 40,8 năm 2016 trong đội tàu khai thác toàn tỉnh.

Hàng năm số lượng tàu thuyền được trang bị máy thông tin vô tuyến tầm xa, định vị GPS, máy dò cá ngang, tời cơ khí, tời thủy lực, hầm bảo quản cách nhiệt bằng vật liệu mới... tăng lên. Cơ cấu ngành nghề có bước chuyển đổi tích cực, đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng và một bộ phận lao động nòng cốt khai thác xa bờ được trang bị kiến thức về pháp luật hàng hải và kiến thức khuyến ngư trong vận hành sử dụng các thiết bị tàu cá, nghiệp vụ đi biển, tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm.

Tỉnh đẩy mạnh phát triển tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần, tàu thu mua chế biến hải sản trên biển. Toàn tỉnh hiện có 7.100 tàu cá/ tổng công suất 916.558 CV, công suất đạt 129,1CV/ chiếc, trong đó có 168 tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển chủ yếu hoạt động theo mùa vụ từ tháng 3 - tháng 9 hàng năm tại ngư trường của tỉnh và các tỉnh phía Nam. Sản lượng thu mua khoảng 50 tấn nguyên liệu/tàu/năm, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị cao phục vụ xuất khẩu. Nhờ dịch vụ thu mua trực tiếp trên biển mà chu trình sản xuất được liên tục, giảm được nhiều chi phí trung gian và chất lượng sản phẩm sau khai thác được đảm bảo hơn, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, tạo điều kiện để ngư dân bám biển dài ngày. Bình Thuận đi đầu cả nước trong phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần thu mua hải sản trên biển với hơn 100 tàu công suất lớn, chuyên thu mua hải sản tại vùng biển Trường Sa, Nhà giàn DK1…

Đến nay, toàn tỉnh có 5 nghiệp đoàn nghề cá tại Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa và huyện đảo Phú Quý với 72 tàu đánh bắt xa bờ và sự tham gia của 746 đoàn viên nghiệp đoàn. Đây là những mô hình hợp tác giúp đỡ nhau trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm đánh bắt hải sản và hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố trên biển, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển.

Nhờ đầu tư tàu công suất lớn bám biển dài ngày, hàng năm ngư dân tỉnh khai thác khoảng 190.000 tấn hải sản các loại. Cùng với khai thác, nghề nuôi trồng thủy sản, sản xuất, tiêu thụ tôm giống cũng phát triển mạnh và sản lượng thủy sản nuôi trồng mỗi năm ước đạt gần 15.000 tấn; sản xuất tiêu thụ hơn 22 tỷ con tôm giống.

Để khai thác hiệu quả bền vững kinh tế biển trong thời gian tới, tỉnh đã đề ra các chính sách, biện pháp để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển đảo.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 24/05/2017
Thanh Duyên
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Bình Định: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 2,2% so với cùng kỳ

Theo UBND tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản vẫn diễn ra tương đối thuận lợi. Sản lượng khai thác thủy sản tháng 01/2025 ước đạt 19.300 tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó cá ngừ đại dương ước đạt 680 tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Đánh bắt thủy sản
• 10:26 24/02/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 06:45 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 06:45 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 06:45 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 06:45 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 06:45 19/04/2025
Some text some message..