Để phát huy hơn nữa thế mạnh nuôi biển

Quảng Ninh là địa phương được đánh giá có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển (gọi là nuôi biển), tuy nhiên thực tế sản xuất hiện nay mới ở mức nhỏ lẻ, chưa phát huy hiệu quả thế mạnh của địa phương.

Để phát huy hơn nữa thế mạnh nuôi biển
Theo Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, quy trình nuôi cá lồng bè bằng nguồn thức ăn cá tạp sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường và sự phát triển của đối tượng nuôi.

Năm 2017, toàn tỉnh có gần 3.500 ha nuôi nhuyễn thể, 2.500 ha cao triều nuôi tôm và 1.700 ha nuôi cá biển (tương đương 9.600 ô lồng). Tổng sản lượng cá, tôm, nhuyễn thể đạt trên 30.000 tấn, chiếm 56% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng, đạt cao hơn nhiều so với những năm trước đây cũng như so với các tỉnh, thành phố khác có cùng điều kiện phát triển nuôi biển. Ngoài ra một số địa phương như Vân Đồn, Hạ Long còn sử dụng mặt biển để nuôi trai lấy ngọc; NTTS gắn kết với du lịch trên vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, nếu so với tiềm năng, thế mạnh về diện tích, địa chất và khí hậu trong nuôi biển của tỉnh thì kết quả này vẫn còn quá nhỏ bé.   

Con số khảo sát của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam cho thấy, hiện diện tích bãi biển, mặt nước biển thuận lợi để NTTS của toàn tỉnh rất lớn, với 43.000 ha diện tích rừng ngập mặn ven biển làm bãi đẻ của các loại thủy hải sản; 21.000 ha chương bãi có khả năng nuôi nhuyễn thể; 20.000 ha eo biển kín gió xen kẽ các đảo nhỏ của vịnh có thể phát triển nuôi cá lồng bè quanh năm; 5.000 ha diện tích vùng cao triều để phát triển nuôi tôm công nghiệp. Như vậy, đến thời điểm này toàn tỉnh mới thực nuôi trên diện tích trên 18% tổng diện tích chương bãi, cao triều, eo, mặt biển thuận lợi để NTTS, trong đó diện tích nuôi tôm đạt 50%; diện tích nuôi cá đạt chưa tới 9%; diện tích nuôi nhuyễn thể đạt gần 17%.


Toàn tỉnh có đến 46.000ha diện tích diện tích chương bãi, cao triều, eo, mặt biển thuận lợi để nuôi trông thủy sản. (Ảnh chụp khu vực nuôi ngao giá xã Bản Sen, huyện Vân Đồn)

Về năng suất thủy sản nuôi trên biển của Quảng Ninh hiện vẫn ở mức thấp, trong đó riêng năng suất tôm ước bằng 50% so với các tỉnh khu vực phía Nam; năng suất nuôi cá lồng bè bằng 20% so với các đơn vị phát triển về mô hình này trong toàn quốc. Thực tế hiện nay năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng tại các vùng cao triều theo mô hình công nghiệp mới đạt trung bình 20-25 tấn/ha/năm (2 vụ/năm); cá biển đạt 1,5-2 tấn/ha/vụ nuôi (1-2 năm/vụ).

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nguyên nhân của hạn chế này là do hiện các mô hình nuôi biển của tỉnh ít ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất; quy trình nuôi vẫn chủ yếu dựa vào tự nhiên, kinh nghiệm và phụ thuộc vào môi trường nên rủi ro cao. Thêm nữa, vật liệu nuôi đơn giản như: Tre, nứa, gỗ, thùng phi, phao xốp, lưới thông thường… chưa bền vững và không có khả năng vươn ra vùng mặt biển xa, nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nuôi biển phát triển. 

Thực tế, trên địa bàn tỉnh hiện mới có số ít mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp; 2 mô hình nuôi cá lồng bè có áp dụng vật liệu nhựa cứng HDPE tại huyện Đầm Hà và 1 mô hình lồng đại dương ở Cô Tô (nằm trong dự án thử nghiệm vật liệu mới của tỉnh). Nguồn thức ăn của cá lồng bè là cá tạp tươi, chi phí cao lại gây ô nhiễm môi trường. Riêng nuôi nhuyễn thể, hầu hết các địa phương hiện chưa có quy hoạch chi tiết, người dân vẫn nuôi theo kiểu tự phát, không kiểm soát được về số lượng, mật độ, diện tích. Điều này dẫn tới nguy cơ chết hàng loạt do quá tải môi trường nuôi, dịch bệnh, mất giá hoặc khó tiêu thụ, trong khi sản lượng thu hoạch đồng loạt và số lượng lớn.


Hiện đối tượng nhuyễn thể chưa được quy hoạch chi tiết vùng nuôi. (Ảnh chụp vùng nuôi hàu cửa sông xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên).

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để phát huy tiềm năng nuôi biển cần phải sớm thực hiện đồng bộ 3 khâu cốt lõi. Bao gồm: Xây dựng chi tiết quy hoạch phát triển NTTS trên biển và thực hiện theo đúng quy hoạch; đầu tư con giống đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi công nghiệp.

Trong đó, đối với con tôm, tăng diện tích nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi trong nhà bạt, nhà kính, nuôi vụ 3... Kết quả thực tế cho thấy sản lượng của 1ha nuôi tôm công nghiệp bằng 70 lần so với nuôi quảng canh. Đối với nuôi cá lồng bè, cần thiết phải áp dụng vật liệu hiện đại như lồng bè bền vững HDPE, mô hình lồng đại dương ở vùng biển mở, lưới chống bám… và đặc biệt thay thế loại thức ăn cá tạp hiện nay bằng thức ăn công nghiệp, nhằm kích thích tăng trưởng, tăng sức đề kháng cho cá.

Riêng đối với nhuyễn thể, các địa phương cần rà soát và có phương án điều chỉnh diện tích, mật độ nuôi, bởi tại một số vùng có hiện tượng hàu chậm lớn, giảm sản lượng do ảnh hưởng từ môi trường nuôi và vấn đề thoái hóa giống. Được biết, mới có TP Cẩm Phả và huyện Tiên Yên triển khai xong quy hoạch chi tiết mặt biển, bước đầu triển khai giao, cho thuê. Các địa phương khác mới ở khâu rà soát, đánh giá hiện trạng để triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, triển khai được các khâu cốt lõi trên thì tiềm năng nuôi biển của Quảng Ninh mới được phát huy, toàn tỉnh mới đạt và vượt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi biển đạt trên 40.000 tấn; năm 2030 đạt 65.000-70.000 tấn, chiếm 60%-70% tổng sản lượng NTTS toàn tỉnh.   

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 24/04/2018
Việt Hoa
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 20:57 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:57 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 20:57 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 20:57 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 20:57 14/01/2025
Some text some message..