Để mô hình nuôi tôm sinh thái phát huy hiệu quả

Với điều kiện sinh thái đặc thù đã mở ra nhiều cơ hội cho Bạc Liêu phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các mô hình nuôi tôm sinh thái, tạo ra sản phẩm sạch, bán được giá cao vốn trở thành nhu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu khó tính hiện nay.

Để mô hình nuôi tôm sinh thái phát huy hiệu quả
Để mô hình nuôi tôm sinh thái phát huy hiệu quả. Hình minh họa

NHIỀU MÔ HÌNH SINH THÁI

Nếu nói đến chất lượng sản phẩm từ con tôm sú thì Bạc Liêu được xếp vào tỉnh đứng đầu có nhiều mô hình nuôi tôm sinh thái cho chất lượng cao. Tùy theo điều kiện đặc thù của từng địa phương mà người nông dân áp dụng các mô hình nuôi tôm sinh thái và khai thác tối đa các lợi thế vốn có. Đơn cử như mô hình quảng canh cải tiến chuyên tôm với tổng diện tích sản xuất hơn 500ha. So với nuôi tôm công nghiệp, mô hình này tuy có bổ sung thức ăn công nghiệp, nhưng tổng mức đầu tư không nhiều, với phí sản xuất 1 vụ nuôi từ 30 - 40 triệu đồng/ha, năng suất tôm đạt từ 350 - 500kg/ha/vụ, doanh thu mang lại 70 - 80 triệu đồng/ha và cho lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng/ha; cá biệt có những hộ trúng tôm có thể đạt từ  80 - 100 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, mô hình này chỉ độc canh con tôm và hình thức thu hoạch là thu dứt điểm. Vì vậy, nhiều nông dân đã phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh sang mô hình nuôi quảng canh cải tiến kết hợp tôm - cua - cá, với tổng diện tích hơn 80.000ha. Mô hình này áp dụng hình thức thu hoạch dần và thả bù, chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro nên rất phù hợp với đa số hộ nông dân ít vốn. Ưu điểm của mô hình là không sử dụng thức ăn công nghiệp, ít và không dùng các loại hóa chất trong xử lý môi trường ao nuôi, phần lớn nước nuôi được lấy từ các kênh thủy lợi và tận dụng nguồn thức ăn mang lại trong tự nhiên từ việc lấy nước. Cũng như thông qua việc nuôi ghép nhiều loài thủy sản với nhau để tạo ra chuỗi mắt xích thức ăn trong ao. Áp dụng mô hình này, tôm sú được thả từ 2 - 3 lần/năm, mỗi lần cách nhau 20 - 30 ngày (mật độ thả tôm từ 1 - 3 con/m2/lần), cua, cá thả dứt điểm 1 lần/năm sau khi thả tôm 20 - 25 ngày (cua 500 - 700 con/ha/năm, các loài cá khác 1 con/m2). Tổng chi phí đầu tư cho mô hình này từ 20 - 30 triệu đồng/ha, tổng thu khoảng 50 triệu đồng/ha, lợi nhuận khoảng 25 - 30 triệu đồng/ha. Tương tự như mô hình này, mô hình tôm - rừng cũng áp dụng hình thức sản xuất kết hợp và chủ yếu là nuôi kết hợp tôm với cua.

Đặc biệt, ở vùng chuyển đổi sản xuất còn có thêm mô hình lúa - tôm. Đây là mô hình phát triển từ năm 2001 cho đến nay và được đánh giá là một trong những mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững với tổng diện tích sản xuất hơn 31.000ha. Mô hình này khá giống mô hình quảng canh do áp dụng hình thức thu tỉa thả bù, mật độ thả nuôi từ 3 - 5 con/m2/vụ và sự phát triển của con tôm chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên bỏ lại sau vụ lúa mà không cần bổ sung thức ăn. Thời gian nuôi vụ tôm từ tháng 2 - 7 và cho sản lượng tôm từ 200 - 270kg/ha/năm. Vụ trồng lúa thực hiện vào mùa mưa, từ tháng 9 - 12 âm lịch, năng suất đạt trung bình 6,5 tấn/ha. Chi phí đầu tư cho mô hình lúa - tôm khoảng 30 - 50 triệu đồng/ha và lợi nhuận mang lại từ 25 - 30 triệu đồng/ha. Đây được xác định là mô hình sản xuất không tác động xấu tới môi trường xung quanh, phù hợp trong điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và nước biển dâng hiện nay.

CẦN LIÊN KẾT SẢN XUẤT

Theo ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT: “Từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thế mạnh kinh tế chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của Bạc Liêu vẫn là nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, cùng với phát triển các mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, Bạc Liêu còn phát triển mạnh các mô hình nuôi tôm sinh thái, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng và mang lại giá trị cao”.

Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy, con tôm sinh thái của Bạc Liêu luôn được thị trường xuất khẩu ưa chuộng và nằm trong tốp thực phẩm mà doanh nghiệp xuất khẩu phải “săn hàng” để xuất nguyên con, hoặc chế biến thành mặt hàng giá trị gia tăng cao.

Thế nhưng giá trị của con tôm sinh thái không được phát huy và bị đánh đồng giá với các loại tôm nguyên liệu khác được nuôi theo mô hình công nghiệp - bán công nghiệp. Trong khi tôm sạch xuất khẩu có giá trị cao hơn gấp 2 - 3 lần so với tôm nuôi theo phương pháp truyền thống.

Nguyên nhân của thực trạng này là do thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Nông dân làm ra sản phẩm chủ yếu bán trực tiếp cho các lái tôm, lái tôm thu mua bán lại cho các đại lý và các đại lý thu mua bán lại cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Trong khi cả doanh nghiệp và nông dân đều cần liên kết. Doanh nghiệp cần liên kết để chứng minh được nguồn gốc tôm sạch, chủ động tránh các rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; còn người nông dân cũng cần liên kết với doanh nghiệp để giảm bớt các khâu trung gian, tăng thêm lợi nhuận và để doanh nghiệp giúp họ xây dựng các giấy chứng nhận về vùng nuôi an toàn và sản phẩm tạo ra là sản phẩm sạch. Cũng như đầu tư vốn để nâng chất mô hình nuôi sinh thái theo hướng bền vững có đầu tư về hạ tầng, kỹ thuật và ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất.

Có một điều đáng phấn khởi là bước đầu đã có doanh nghiệp liên kết sản xuất với nông dân về thực hiện mô hình liên kết chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản. Điển hình như Công ty TNHH MTV chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú (TX. Giá Rai) ký kết với Hợp tác xã Đồng Tiến và Tổ hợp tác Tiền Phong (xã Định Thành, huyện Đông Hải) tiếp tục thực hiện nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo tiêu chuẩn Global Gap/ASC trên diện tích hơn 350ha và thu hút 204 hộ tham gia. Đồng thời ký kết với Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ấp Thuận Điền (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) hơn 197ha/85 hộ và Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Long Điền Đông (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) với mô hình tôm - rừng 496ha/95 hộ...

Song, để các mô hình nuôi sinh thái phát huy hết các lợi thế vốn có, mang lại giá trị kinh tế cao thì việc làm tốt công tác quản lý quy hoạch vùng nuôi, thay đổi hình thức, tập quán canh canh tác lạc hậu của người nông dân và phát triển mạnh các tổ hợp tác liên kết sản xuất là rất cần thiết và phải đi trước một bước.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 25/07/2017
Kim Trung
Kinh tế

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 21:36 12/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 21:36 12/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 21:36 12/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 21:36 12/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 21:36 12/05/2024