Dịch bệnh cá tra: Một số vấn đề cần quan tâm

Theo báo cáo từ các địa phương, năm 2023 diện tích nuôi cá tra bị dịch bệnh trên 435 ha, giảm 13% so với năm 2022 nhưng vẫn xuất hiện khá rộng khắp tại 76 xã của 25 huyện ở ĐBSCL. Trong lúc công tác phòng chống dịch bệnh toàn ngành còn nhiều hạn chế, Cục Thú y khuyến cáo một số biện pháp cụ thể.

Cá tra
Năm 2023 diện tích nuôi cá tra bị dịch bệnh trên 435 ha, giảm 13% so với năm 2022

Những bệnh thường gặp 

Thứ nhất là bệnh xuất huyết (đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu) do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra; không thuộc “Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch” nhưng nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Năm 2023, xảy ra tại 63 xã thuộc 23 huyện với tổng diện tích 217 ha; trong đó diện tích cá giống nhiễm bệnh chiếm 43%.

Bênh xuất huyểtDiễn biến bệnh xuất huyết trên cá tra theo thời gian năm 2023

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila luôn tồn tại sẵn trong môi trường ao nuôi và có thể truyền lây từ cá bệnh hoặc lây trực tiếp từ môi trường cho cá khỏe mạnh. Bệnh xuất hiện quanh năm, ở tất cả giai đoạn phát triển của cá; tuy nhiên bùng phát nhiều hơn trong mùa khô vào tháng 2-3 âm lịch, tháng 7-8 mùa nước lũ và tháng 11 mùa nước rút. Cá nhiễm bệnh nặng, tỷ lệ chết có thể tới 90%. 

Thứ hai là bệnh gan thận mủ, do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra; thuộc “Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch” theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Năm 2023, bệnh xảy ra tại 34 xã thuộc 16 huyện với tổng diện tích 156 ha; trong đó diện tích cá giống bị nhiễm bệnh chiếm trên 31%.

Bệnh gan thận mủ thường xảy ra từ mùa xuân đến mùa thu, khi môi trường giàu dinh dưỡng tạo thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn E. ictaluri luôn tồn tại sẵn nước ao nuôi và bùn đáy ao. Vi khuẩn truyền lây từ cá bệnh hoặc lây trực tiếp từ môi trường cho cá khỏe. Trước đây bệnh thường xuất hiện nhiều vào tháng 7 và 8 âm lịch; những năm gần đây bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra. Cá nhiễm bệnh có thể chết từ 10-50%. 

Thứ ba là bệnh do ký sinh trùng, lây nhiễm qua môi trường nước ao nuôi, khi nhiễm với số lượng lớn sẽ làm cá sinh trưởng chậm, thậm chí chết hàng loạt, đặc biệt ở giai đoạn cá giống. Bệnh này còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi rút, nấm xâm nhập, gây bệnh và làm chết cá. Năm 2023, bệnh xảy ra tại 22 xã thuộc 9 huyện với diện tích 54 ha; trong đó diện tích cá giống thiệt hại chiếm 45,8%.

Bệnh ký sinh trùng thường gây thiệt hại cho cá tra từ giai đoạn ương giống đến nuôi thương phẩm. Ở giai đoạn cá nhỏ thường là nhóm ngoại ký sinh trùng và ở giai đoạn nuôi thương phẩm thường bị nhiễm một số nhóm nội ký sinh trùng có vòng đời phát triển cần ký chủ trung gian như sán lá, sán dây, giun tròn. 

Cục Thú y đánh giá, các bệnh trên tuy không gây thiệt hại lớn tại một thời điểm nuôi nhưng tính chung trong cả vụ nuôi thì thiệt hại là không nhỏ. 

Thực tế khó khăn, tồn tại 

Cục Thú y đánh giá, một số địa phương bố trí kinh phí còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, có địa phương không bố trí kinh phí gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh. Công tác quan trắc môi trường chưa gắn liền với giám sát dịch bệnh nên hiệu quả không cao, không phản ánh mối liên hệ giữa môi trường và dịch bệnh cũng như không phân tích được tác động qua lại giữa môi trường và dịch bệnh một cách đầy đủ.

Dịch bệnh xảy ra nhiều từ nguồn cá tra giống nhưng việc kiểm soát vận chuyển giống cá tra còn nhiều bất cập, nhất là địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh. Một số địa phương khi thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi tỉnh cho cá tra giống không thông báo cho địa phương nơi đến theo quy định. Công tác xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất cá tra an toàn dịch bệnh, hướng dẫn việc sử dụng vắc xin phòng bệnh cho cá tra chưa được quan tâm đúng mức. 

Đặc biệt, hiện nay, cả nước chưa có cơ sở sản xuất giống cá tra, nuôi cá tra thương phẩm đăng ký với Cơ quan thú y để xây dựng, được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh; việc sử dụng vắc xin để chủ động phòng bệnh gan thận mủ, xuất huyết cho cá tra chưa được ứng dụng rộng rãi. Hầu hết các cơ sở nuôi khi có cá bị bệnh thường xả thải nước ao bệnh ra môi trường, dẫn đến các loại mầm bệnh phát tán rộng. Các cơ sở nuôi không khai báo bệnh cho cơ quan chuyên môn dẫn đến thiếu thông tin dịch bệnh nên việc đánh giá và dự báo dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. 

Cục Thú y khuyến cáo biện pháp xử lý 

Đối với bệnh xuất huyết. Trường hợp cá còn bắt mồi, nên chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp trộn vào thức ăn và cho cá ăn liên tục ít nhất là 5-7 ngày. Cần lưu ý đến hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn A. hydrophila nên ngoài việc xác định chính xác tác nhân gây bệnh thì phải dựa theo kết quả kháng sinh đồ để chọn loại kháng sinh có hiệu quả, điều trị đúng liều và đúng thời gian. Trường hợp cá hương hoặc cá giống bị bệnh, điều trị thuốc kháng sinh bằng cách trộn vào thức ăn chỉ có kết quả khi cá mới chớm bệnh. Do vậy, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. 

Đối với bệnh gan thận mủ. Điều trị càng sớm càng tốt mới có thể hạn chế tỉ lệ cá chết. Cá tra nhiễm vi khuẩn E.ictaluri sẽ dễ mắc các bệnh khác do ký sinh trùng, bệnh xuất huyết và bệnh trắng gan, trắng mang. Trường hợp tỷ lệ cá chết trên 50% trong vài ngày thì cơ sở cần xử lý kịp thời theo hướng dẫn; đồng thời dừng cho cá ăn, không sử dụng thuốc, hóa chất, không xả nước ao ra ngoài. Chủ cơ sở nuôi phải thông báo cho các cơ sở nuôi cá xung quanh để phòng bệnh kịp thời tránh lây lan diện rộng, thông báo với cán bộ thú y.

Bệnh gan thận mủDiễn biến bệnh gan thận mủ trên cá tra theo thời gian năm 2023

Đối với bệnh do ký sinh trùng. Tẩy dọn vệ sinh ao nuôi ngăn chặn vật chủ trung gian gây bệnh. Vào mùa mưa, mùa nước nổi ở khu vực ĐBSCL là mùa sinh sản của các loài ký sinh trùng, chúng phát triển mạnh. Do vậy, cần xổ ký sinh trùng cho cá định kỳ. 

“Trước thực trạng dịch bệnh trên cá tra diễn biến còn phức tạp, ngày càng nhiều nước sử dụng quyền của mình theo quy định của quốc tế về giám sát dịch bệnh để tạo ra các hàng rào kỹ thuật, gây khó khăn cho việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Cho nên, các cơ sở nuôi cần chủ động xây dựng và triển khai chương trình giám sát dịch bệnh”, Cục Thú y nhấn mạnh.

Đăng ngày 17/01/2024
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 10:55 20/01/2025

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 13:09 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 13:09 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 13:09 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 13:09 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 13:09 26/01/2025
Some text some message..