Dịch bệnh tôm nước lợ diễn biến phức tạp, người nuôi như “ngồi trên lửa”

Dịch bệnh tôm nước lợ niên vụ 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang có chiều hướng tăng nhanh, diễn biến phức tạp khiến người nuôi tôm như “ngồi trên đống lửa”.

Thu hoạch tôm
Người dân thu hoạch tôm nuôi.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, tính đến cuối tháng 6/2020, diện tích tôm nước lợ thả nuôi trên toàn tỉnh là 22.981 ha (trong kế hoạch 50.000 ha). Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là 1.505 ha (chiếm 6,5% diện tích thả nuôi).

Bệnh gây hại trên tôm nuôi chủ yếu là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, môi trường nuôi không đảm bảo, bất lợi về thời tiết... Bệnh xảy ra ở cả vùng nuôi có diện tích lớn và nhỏ lẻ. Một số diện tích bệnh người nuôi không báo cáo, tự xử lý, do vậy nguy cơ lây lan bệnh cao.

Ông Huỳnh Sơn Minh (ngụ xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên) chia sẻ, do thất trắng trong mấy vụ nuôi trước nên trong vụ tôm năm nay gia đình không thả nuôi. Các ao nuôi tạm thời bỏ trống và mở cống vào trong ao để tận dụng nguồn thủy sản tự nhiên.

“Vụ này cứ chờ xem tình hình thời tiết sao đã, nếu các hộ bên cạnh nuôi có lãi thì vụ tới mình nuôi. Còn không thì tính chuyển sang nuôi cua nước lợ. Vốn ít, dễ chăm sóc mà coi bộ có ăn hơn tôm sú”, ông Minh nói.

Cũng ở xã Thạnh Quới, gia đình ông Huỳnh Ny năm nay thả gần 3.000m2 tôm thẻ, nhưng mới được khoảng một tháng tuổi là tôm bị bệnh rồi chết dần. Gia đình ông Ny cũng cố vớt vát để thu hoạch nhưng không được bao nhiêu. Đây là 2 vụ nuôi liên tiếp mà gia đình ông bị lỗ.

“Giờ thì một ao bỏ trống, ao lớn hơn thì không dám nuôi tôm thẻ nữa mà thả lan tôm sú với hy vong kiếm được phần nào vốn bỏ ra. Cứ đà này, chắc bỏ ruộng lên Bình Dương, Đồng Nai... làm thuê quá”, ông Huỳnh Ny than thở.


Một ao nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong năm 2019, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là hơn 21.986 ha; trong đó, diện tích tôm do các bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, vi bào tử trùng (EHP) chiếm diện tích hơn 6.200 ha.

Tỉnh Sóc Trăng được đánh giá là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh trên tôm trong năm qua. Chỉ riêng bệnh đốm trắng, tỉnh này có diện tích bị bệnh lớn nhất với trên 422 ha (chiếm trên 18,5% tổng số diện tích gần 2.300 ha tôm nước lợ bị bệnh)…

Ngành thủy sản Sóc Trăng phấn đấu trong năm 2020 đạt sản lượng thủy sản 317.000 tấn (trong đó, tôm nước lợ 167.000 tấn); kim ngạch thủy sản ước đạt 670 triệu USD.

Theo Sở NN&PTNT Sóc Trăng, khung lịch thả giống vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 bắt đầu từ ngày 20/1 đến ngày 30/9/2020.

Như vậy, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là khung lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng sẽ kết thúc, trong khi tình hình thời tiết bất lợi, dịch bệnh đang có chiều hướng tăng lên, người nuôi thì hết sức dè chừng trong khâu thả nuôi sẽ là những thách thức rất lớn đối với tỉnh này trong việc hướng đến vụ nuôi đạt thành công.

Để đảm bảo an toàn cho vùng nuôi tôm, cơ quan chức năng khuyến cáo các hộ nuôi tôm có diện tích thiệt hại không được xả nước ra môi trường bên ngoài, nên xử lý ao nuôi bằng thuốc sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành Thú y.

Các hộ nuôi xung quanh khu vực có dịch bệnh không lấy nước trực tiếp vào ao nuôi; lấy nước từ ao lắng và có sử dụng thuốc sát khuẩn, diệt giáp sát triệt để trước khi đưa vào ao nuôi; nên ngưng thả giống mới, khi tình hình dịch bệnh ổn định và điều kiện môi trường thuận lợi mới thả nuôi tiếp.

Đặc biệt là trong khâu chọn giống thả nuôi, người dân cần chọn giống tại các cơ sở có uy tín, con giống trước khi thả nuôi phải được xét nghiệm bằng phương pháp PCR (xét nghiệm sinh học phân tử) trước khi thả nuôi.

Dân Trí
Đăng ngày 13/07/2020
Cao Xuân Lương
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Đại dịch phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2023, cả nước nuôi tôm nước lợ 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2022 (Diện tích tôm sú 622.000 ha, tôm thẻ chân trắng 115.000 ha).  Sản lượng 1.120.000 tấn (tăng 5,5% so với năm 2022), trong đó, tôm sú 274.000 tấn và tôm thẻ chân trắng hơn 845.000 tấn. Sản xuất tôm giống đạt khoảng 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 108 tỷ con; tôm sú: 42 tỷ con).

Ao tôm
• 11:00 15/08/2024

Lưu ý tình hình dịch bệnh đốm trắng đang tấn công ở một số địa bàn nuôi tôm

Hiện nay, đánh giá thấy tình hình diễn biến nuôi tôm khá khó khăn khi người dân phải đối mặt với giá tôm thương phẩm rớt xuống thấp, giá thức ăn và vật tư tăng,..Ngoài ra, điều lo sợ nhất đó chính là sự tấn công của dịch bệnh tại khu vực nuôi. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng nếu người dân không chủ động phòng chống ngay từ đầu.

Đốm trắng trên tôm
• 09:52 14/08/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 07:25 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 07:25 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 07:25 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 07:25 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 07:25 08/09/2024
Some text some message..