Diệp khúc thiếu tôm nguyên liệu

Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm này hàng năm, các DN chế biến thủy sản XK ở Cà Mau lại thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu để SX. Trong khi vấn nạn thiếu nguồn tôm nguyên liệu chưa được giải quyết thì nhiều DN hoang mang với thông tin Trung Quốc cấm nhập tôm tươi của VN.

che bien tom
Chế biến tôm xuất khẩu ở Cà Mau

"Cung" thiếu "cầu"

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hội Chế biến & XK thủy sản Cà Mau cho rằng, các DN chế biến thủy sản XK chưa quan tâm nhiều đến nguồn tôm nguyên liệu. Trong khi đó các nhà máy thì mọc lên ngày càng nhiều, do đó chuyện cung thiếu cầu là điều tất yếu.

Theo ông Thuận, trong 9 tháng đầu năm 2012 sản lượng tôm nguyên liệu tăng 10% so với cùng kỳ nhưng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu chế biến của các nhà máy. Theo nhận định, tình trạng thừa công suất, thiếu tôm nguyên liệu sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, nếu không có giải pháp khắc phục ngay.

Theo quy hoạch của Bộ NN-PTNT thì từ nay đến năm 2015, không đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến thủy sản XK mà chỉ đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đối mới dây chuyền thiết bị ở khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên quy hoạch là thế, còn việc các nhà máy chế biến thủy sản thì vẫn cứ xây mới. Do đó tình trạng thiếu tôm nguyên liệu ngày càng diễn ra trầm trọng hơn. Thậm chí có một số nhà máy đối mặt với nguy cơ phá sản.

Theo báo cáo của Hội Chế biến & XK thủy sản Cà Mau, 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh ước đạt 566,5 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ, đạt 57% kế hoạch đề ra. Các nước như Nhật, Mỹ, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của ngành thủy sản tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu khối EU lại giảm đến 35%. Điều này đưa ra một thách thức lớn cho kế hoạch xuất khẩu thủy sản đạt 990 triệu USD của địa phương này.

Để giải quyết nạn “đói” tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản, tỉnh đã triển khai đề án nâng cao năng suất, chất lượng SX tôm - lúa, quy hoạch 10.000 ha nuôi tôm công nghiệp. Nhưng để thực hiện được điều này xem ra vẫn còn là một thách thức lớn vì nạn tôm nuôi cứ chết liên tục trong những tháng đầu năm.

Hoang mang cấm nhập tôm tươi

Trong khi nạn thiếu tôm nguyên liệu chưa được giải quyết, thì các DN chế biến xuất khẩu thủy sản ở Cà Mau có thị trường tiêu thụ là Trung Quốc, đang hoang mang trước thông tin "ông lớn" cấm nhập tôm tươi.

Bởi, nếu tôm tươi bị cấm thì thì tôm chế biến cũng bị vạ lây. Theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP, thông tin trên có thể chỉ áp dụng đối với tôm tươi sống. Tuy nhiên, điều này vẫn làm cho các DN chế biến tôm chuyên xuất sang thị trường này bất ngờ.

"Thông tin vu cáo tôm tươi VN nhiễm virus gây hại mà không nói rõ đó là virus gì? Ảnh hưởng ra sao? Chúng tôi đang xác minh thực hư thông tin Trung Quốc cấm nhập tôm tươi sống của VN, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ virus gây hại mà phía Trung Quốc nói là gì. Chứ không nên nói chung chung làm bôi nhọ uy tín của tôm VN trên thị trường thế giới”, ông Hải nói.

NNVN
Đăng ngày 24/11/2012
Chế biến

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Làm giàu từ nghề nuôi cá bớp

Cá bớp là một trong những cơ hội phát triển tốt về kinh tế cho bà con nông dân. Bởi vì loài cá này được biết đến là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt rất thơm ngon, chính vì thế hầu hết mọi nhà hàng ở Việt Nam đều có sự xuất hiện của cá bớp trong thực đơn phục vụ.

Cá bớp
• 11:29 09/08/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 01:33 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 01:33 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 01:33 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:33 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 01:33 06/12/2023