Điều cần biết khi ăn hải sản

Ăn hải sản hàng tuần, giảm một nửa nguy cơ đau tim. Đúng vậy, tôm, cua, mực, trai, sò huyết… không chỉ chứa vitamin, khoáng chất mà còn có hàm lượng cao Omega-3 một axit béo quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy lượng cholesterol trong tôm, cua, trai và cá mòi tương đối cao nhưng vì lượng axit béo bão hòa lại rất thấp nên khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu không bằng pho mát, thịt đỏ và thức ăn nhanh.

hàu hãi sản

Cua biển

Các chuyên gia nói, chứa hàm lượng Omega 3 cao nhất là cua biển. Axit béo này có đặc tính chống viêm nên tốt cho những người có bệnh viêm khớp, nó cũng làm giảm huyết áp. Cùng với hàm lượng protein cao, loại giáp xác 10 chân này còn hội tụ các nguyên tố vi lượng như selenium, crom, canxi, đồng và kẽm, trong đó selenium là một chất chống oxy hóa mạnh. Cua có lượng calo thấp (chỉ có 128 calo trong 100g) và chất béo bão hòa tốt cho tim. Chỉ có điều thỉnh thoảng mới nên ăn nếu bị
cholesterol cao.

Mực

Là nguồn cung cấp protein, Omega-3, đồng, kẽm, vitamin B và i-ốt. Lưu ý thực phẩm chứa đồng ích lợi ở chỗ nguyên tố này có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, hấp thụ và chuyển hóa sắt cùng sự hình thành tế bào hồng cầu. Hàm lượng B2 cao có thể giảm chứng đau nửa đầu, còn phốt pho hỗ trợ đắc lực canxi hình thành xương và răng. Mực ống chỉ cung cấp khoảng 70 calo trong 100g nhưng nếu thêm bột vào rán, chúng ta đã tiêu thụ gấp 3 lần lượng calo ấy cùng với transfats - đây là điều không có lợi cho sức khỏe khi làm tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư.

Trai

Món hải sản này có hàm lượng protein, Omega-3 cao và ít cholesterol. Theo các chuyên gia, trai còn chứa một lượng lớn axit amin tyrosine, giúp cải thiện tâm trạng và điều chỉnh mức độ căng thẳng, do đó cũng có thể gọi đó là một thứ “thuốc kích dục”. Bên cạnh đó,  nó có nhiều kẽm hơn so với hầu hết các loại thực phẩm khác, trong đó hỗ trợ chức năng sinh sản và tình dục - đặc biệt là ở nam giới. Trai cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, C và B12 tạo ra năng lượng dồi dào, chưa kể nhiều canxi rất tốt cho xương. Tuy vậy, bất kỳ loại hải sản nào khi ăn cũng nên cẩn thận về xuất xứ để phòng ngừa khả năng nuôi ở nơi ô nhiễm hoặc đánh bắt ở vùng biển có mức độ thủy ngân cao. Ăn phải con trai hỏng có thể bị ngộ độc thực phẩm và nếu từng bị dị ứng, hãy tránh món ăn này.

Tôm biển

Tôm tươi chứa lượng vitamin B12 ở mức độ “đỉnh cao”. B12 cần thiết cho việc phân chia tế bào và vitamin này chỉ có thể thu được từ chế độ ăn uống, cụ thể là có sẵn từ nguồn động vật như thịt hoặc cá. Vi chất selenium trong tôm biển có các đặc tính bảo vệ và hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch và tuyến giáp. Ăn tôm không sợ tiêu thụ nhiều năng lượng vì 100g tôm cung cấp 76 calo. Tuy vậy, lưu ý ăn tôm đông lạnh thường có hàm lượng muối cao (trong quá trình ướp), và nếu có cholesterol cao, không nên ăn thường xuyên.

Sò huyết

Đây là nguồn protein đặc biệt tốt. Ngoài ra, thực phẩm này hay bị bỏ qua nhưng chúng thực sự có hàm lượng kẽm cao, rất tuyệt vời cho da và tóc, cũng như chức năng miễn dịch đồng thời vitamin A ở dạng retinol trong sò huyết có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể và giúp tăng cường tầm nhìn ban đêm. Điều cần tránh khi ăn sò huyết là nếu ăn loại được đánh ở vùng biển bị ô nhiễm nặng có thể tăng nguy cơ trúng độc. Ngoài ra, mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này. 

An Ninh Thủ Đô
Đăng ngày 06/07/2012
Ẩm thực

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:24 22/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 17:58 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 17:58 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 17:58 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 17:58 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:58 18/02/2025
Some text some message..