Điều gì xảy ra khi cá ăn phải hạt vi nhựa?

Hậu quả của ô nhiễm vi nhựa đối với cá nước ngọt.

vi nhựa
Điều gì xảy ra khi cá ăn phải hạt vi nhựa?

Ngành nuôi trồng thủy sản nhiều nơi trên thế giới đang “dậy sóng” trước những rác thải nhựa và phải đối mặt nhiều hiểm họa về vấn đề này. Đồ nhựa và cụ thể là vi nhựa đang là mối nguy hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người và động vật thủy sinh. Con người đã nhận thức được tác động của các mảnh nhựa lớn đối với môi trường biển, trong khi tác hại tiềm ẩn của các hạt vi nhựa lại chưa được làm rõ. 

Môi trường dưới nước chứa rất nhiều các hạt nhựa và các hạt có nguồn gốc từ nhựa có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của các loài thủy sinh vật. Cá, trai, hàu và các sinh vật biển (cũng như nước ngọt) khác sẽ ăn phải những vi nhựa này. Do kích thước rất nhỏ, một số mảnh nhựa có thể bị nhầm lẫn với sinh vật phù du và vô tình bị tiêu thụ bởi động vật thủy sinh. Vậy điều gì xảy ra khi chúng ăn phải những hạt vi nhựa này? 

Động vật ăn phải nhựa sẽ gây ra vết rách, vết thương bên trong và thậm chí tử vong. Nhưng các sinh vật dưới nước không chỉ chết vì ăn, trong các trường hợp khác, chúng chết vì bị mắc kẹt. Ví dụ, trong lưới đánh cá bị bỏ rơi, hoặc bị dị tật hoặc cắt cụt chân tay vì lý do tương tự. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý của động vật. Ở một số loài rùa biển, người ta đã quan sát thấy rằng do chất dẻo trong dạ dày và ruột của chúng, chúng trôi nổi và do đó, không thể chìm để tìm thức ăn và cuối cùng chết. Theo cách này, sự tồn tại của nhựa đang dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài và mất đa dạng sinh học.

Do đó, nghiên cứu hiện tại đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các vi hạt polyvinyl clorua (PVC) đến các thông số máu, bạch cầu, peroxid hóa lipid và hệ thống chống oxy hóa (não và mang) của cá trê phi Clarias gariepinus

Chúng ta dùng cá trê phi làm đối tượng thí nghiệm vì chúng là một trong những loài chỉ thị nước ngọt thường được sử dụng làm mô hình cho xét nghiệm độc chất sinh thái. Các mẫu cá được tiếp xúc với chế độ ăn có vi hạt PVC ở các nồng độ sau: 0.50%, 1.50% và 3.0% cho ăn trong vòng 45 ngày, sau đó làm một thử nghiệm thoái hóa kéo dài trong 30 ngày. Máu và mô (não và mang) được lấy mẫu cứ sau 15 ngày để xét nghiệm huyết học, khả năng chống oxy hóa và peroxid hóa lipid.

Kết quả thu được cho thấy hạt nhựa PVC đã làm thay đổi rõ rệt các chỉ số huyết học. Kích thước tế bào và giá trị huyết sắc tố của tế bào giảm đáng kể trong tất cả các nhóm được bổ sung vi nhựa và phụ thuộc vào thời gian. Số lượng bạch cầu trung tính giảm với thời gian phơi nhiễm PVC tăng trong khi giá trị tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm cá đối chứng và phơi nhiễm. 

Hoạt động của glutathione peroxidase đã bị thay đổi đáng kể trong não và mang của các nhóm tiếp xúc so với đối chứng. Hoạt tính Superoxide disutase bị ức chế trong não và mang của các nhóm bị phơi nhiễm so với đối chứng.

Hoạt tính Catalase giảm đáng kể trong não của nhóm bổ sung 0,5%  PVC trong khi trong mang không thay đổi đáng kể giữa các nhóm tiếp xúc so với nhóm đối chứng. Mức độ peroxy hóa lipid trong não của các nhóm tiếp xúc với PVC tăng đáng kể theo liều lượng và thời gian phụ thuộc. Mức độ peroxid hóa lipid tăng lên khi thời gian tiếp xúc tăng lên. 

Hoạt động Acetylcholinesterase trong não và mang của cá bị phơi nhiễm giảm đáng kể khi tăng thời gian tiếp xúc dẫn đến rối loạn dẫn truyền thần kinh. 

Biến thể về huyết học, hoạt động chống oxy hóa, peroxid hóa lipid và hoạt động acetylcholinesterase là dấu hiệu của stress oxy hóa và độc tính thần kinh ở cá trê phi C. gariepinus.

Như chúng ta có thể thấy, hậu quả của ô nhiễm nhựa là rất nghiêm trọng nó có thể gây suy thoái cảnh quan môi trường, gây mất cân bằng hệ sinh thái, đồng thời khi tôm, cá ăn phải thức ăn có chứa độc tố thì chúng có nguy cơ tích lũy độc tố gấp bội bời vì độc tố sẽ được khuyếch đại theo cấp số nhân khi chuyển qua bậc dinh dưỡng kế tiếp, độc tố sẽ lan rộng qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Qua đây chúng ta càng thấy rõ, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính mình.

Đăng ngày 18/03/2020
NH Lược dịch
Nuôi trồng

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 11:21 01/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 11:21 01/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 11:21 01/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 11:21 01/10/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 11:21 01/10/2024
Some text some message..